Đề thi giữa kì I KHTN 8 Cánh diều - Đề số 3

Công dụng của thìa thủy tinh là A. đo khối lượng. B. lấy hóa chất rắn. C. cố định ống nghiệm. D. đun nóng.


Đề thi

Câu 1: Công dụng của thìa thủy tinh là

A. đo khối lượng.                   B. lấy hóa chất rắn.                 C. cố định ống nghiệm.   D. đun nóng.

Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?

A. Muối ăn hòa vào nước thành nước muối.              B. Bật bếp ga thấy lửa màu xanh.

C. Cồn bay hơi khi mở nắp.                                        D. Mở lọ nước hoa thấy mùi thơm.

Câu 3: Chất phản ứng của phản ứng: nhôm (aluminium) + chlorine → aluminium chloride là

A. nhôm (aluminium).                                    B. aluminium chloride.

C. chlorine.                                         D. nhôm (aluminium) và chlorine.

Câu 4: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó

A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.

B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.

C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường

D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.

Câu 5: Khối lượng của 0,2 mol Al2O3 là

A. 10,2g          B. 2,04g                      C. 1,02g                      D. 20,4g

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide. Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng

A. 0,640 gam

B. 0,256 gam

C. 0,320 gam

D. 0,512 gam

Câu 7: ở 25oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3, độ tan của KNO3 ở 25oC là

A. 32 gam/ 100 gam H2O

B. 36 gam/ 100 gam H2O

C. 80 gam/ 100 gam H2O

D. 40 gam/ 100 gam H2O

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, khí O2 được điều chế từ phản ứng tỏa nhiệt phân potassium permanganate (KMnO4): 2 KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2 .Đem nhiệt phân hoàn toàn 7, 9 gam potassium permanganate thu được khối lượng khí O2

  1. 0,2 gam.
  2. 1,6 gam
  3. 0,4 gam.
  4. 0,8 gam.

Câu 9: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Đốt trong lò kín.

B. Xếp củi chặt khít.

C. Thổi không khí khô.

D. Thổi hơi nước.

Câu 10: Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?

A. NaCl.   B. CH3COOH.   C. H2SO4.   D. HCl.

Câu 11: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

A. Fe(OH)2, Mg(OH)2, NaOH.

B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH.

C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2.

D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

Câu 12: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?

A. Fe2O3.

B. CaO.

C. SO3.

D. Al2O3.

Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau:

? + 2HCl → ZnCl2 + H2

Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi là

A. Zn(OH)2.   B. ZnO.   C. Zn.   D. ZnCO3.

Câu 14: Dung dịch không màu X có pH = 10, dung dịch không màu Y có pH=4. Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch X và Y thì có hiện tượng:

A. Dung dịch X và Y chuyển sang màu hồng.

B. Dung dịch X và Y không chuyển màu.

C. Dung dịch X chuyển màu hồng, dung dịch Y không chuyển màu.

D. Dung dịch X không đổi màu, dung dịch Y chuyển sang màu hồng.

Câu 15: Công thức hóa học của một trong các loại phân bón kép là

A. K2SO4

B. (NH4)2SO4

C.KNO3

D. Ca3(PO4)2.

II. Tự luận

Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau

 

Câu 2: Một nguyên tố R có hoá trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng.

a) Tìm công thức oxide đó?

b) Cho 4g oxide trên tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.

 


Đáp án

Phần trắc nghiệm

1B

2B

3D

4A

5D

6B

7B

8D

9C

10A

11D

12D

13C

14C

15C

 

 

Câu 1: Công dụng của thìa thủy tinh là

A. đo khối lượng.                   B. lấy hóa chất rắn.                 C. cố định ống nghiệm.   D. đun nóng.

Phương pháp giải

Công dụng của thìa thủy tinh: lấy hóa chất rắn

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?

A. Muối ăn hòa vào nước thành nước muối.              B. Bật bếp ga thấy lửa màu xanh.

C. Cồn bay hơi khi mở nắp.                                        D. Mở lọ nước hoa thấy mùi thơm.

Phương pháp giải

Biến đổi hóa học có sự thay đổi về chất

Lời giải chi tiết

Đáp án B (các khí gas cháy tạo ra nhiệt)

Câu 3: Chất phản ứng của phản ứng: nhôm (aluminium) + chlorine → aluminium chloride là

A. nhôm (aluminium).                                    B. aluminium chloride.

C. chlorine.                                                     D. nhôm (aluminium) và chlorine.

Phương pháp giải

Chất phản ứng là chất ban đầu tham gia phản ứng

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 4: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó

A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.

B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.

C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường

D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.

Phương pháp giải

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 5: Khối lượng của 0,2 mol Al2O3

A. 10,2g          B. 2,04g                      C. 1,02g                      D. 20,4g

Phương pháp giải

Dựa vào công thức tính khối lượng m = n.M

Lời giải chi tiết

m Al2O3 = 0,2 . 102 = 20,4g

Đáp án D

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide. Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng

A. 0,640 gam

B. 0,256 gam

C. 0,320 gam

D. 0,512 gam

Phương pháp giải

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m tham gia = m sản phẩm

Lời giải chi tiết

m magnesium + m oxygen = m magnesium dioxide

=> m oxygen = 0,640 – 0,384 = 0,256g

Đáp án B

Câu 7: ở 25oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3, độ tan của KNO3 ở 25oC là

A. 32 gam/ 100 gam H2O

B. 36 gam/ 100 gam H2O

C. 80 gam/ 100 gam H2O

D. 40 gam/ 100 gam H2O

Phương pháp giải

Áp dụng công thức: \(s = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}}.100\)

Lời giải chi tiết

\(s = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}}.100 = \frac{{80}}{{250}}.100 = 32g\)

Đáp án A

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, khí O2 được điều chế từ phản ứng tỏa nhiệt phân potassium permanganate (KMnO4): 2 KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2 .Đem nhiệt phân hoàn toàn 7, 9 gam potassium permanganate thu được khối lượng khí O2

A. 0,2 gam.

B. 1,6 gam

C. 0,4 gam.

D. 0,8 gam.

Phương pháp giải

Tính số mol KMnO4 sau đó dựa vào phương trình để tính số mol O2

Lời giải chi tiết

\({n_{KMnO4}} = \frac{{7,9}}{{158}} = 0,05mol\)

Theo phương trình: n KMnO4 = 2 n O2 => n O2 = 0,05 : 2 = 0,025 mol

=> m O2 = 0,025.32 = 0,8g

Đáp án D

Câu 9: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Đốt trong lò kín.

B. Xếp củi chặt khít.

C. Thổi không khí khô.

D. Thổi hơi nước.

Phương pháp giải

Dựa vào yếu tố để tăng tốc độ phản ứng

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 10: Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?

A. NaCl.   B. CH3COOH.   C. H2SO4.   D. HCl.

Phương pháp giải

Sắt tác dụng được với dung dịch acid

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 11: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

A. Fe(OH)2, Mg(OH)2, NaOH.

B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH.

C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2.

D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

Phương pháp giải

Dựa vào phân loại base

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 12: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?

A. Fe2O3.

B. CaO.

C. SO3.

D. Al2O3.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau:

? + 2HCl → ZnCl2 + H2

Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi là

A. Zn(OH)2.   B. ZnO.   C. Zn.   D. ZnCO3.

Phương pháp giải

Dựa vào kim loại trong muối để xác định kim loại

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 14: Dung dịch không màu X có pH = 10, dung dịch không màu Y có pH=4. Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch X và Y thì có hiện tượng:

A. Dung dịch X và Y chuyển sang màu hồng.

B. Dung dịch X và Y không chuyển màu.

C. Dung dịch X chuyển màu hồng, dung dịch Y không chuyển màu.

D. Dung dịch X không đổi màu, dung dịch Y chuyển sang màu hồng.

Phương pháp giải

Dung dịch có pH = 10 => môi trường base, làm phenolphtalein chuyển màu hồng

Dung dịch có pH = 4 => môi trường acid, không làm phenolphtalein chuyển màu

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 15: Công thức hóa học của một trong các loại phân bón kép là

A. K2SO4

B. (NH4)2SO4

C.KNO3

D. Ca3(PO4)2.

Phương pháp giải

Phân bón kép chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng trong thành phần

Lời giải chi tiết

Đáp án C

II. Tự luận

Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau

Câu 2: Một nguyên tố R có hoá trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng.

a) Tìm công thức oxide đó?

b) Cho 4g oxide trên tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất lí hóa của oxide

Lời giải chi tiết:

a) Carbon dioxide: CO2.

R hoá trị II nên oxide có công thức RO.

Tỉ lệ oxygen: \(\frac{{16}}{{R + 16}}.100\%  = 40\% \) ⇒ R = 24.

Vậy R là Mg, oxide là MgO.

b, n MgO = 4 : 40 = 0,1 mol

\(\begin{array}{l}MgO + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}O\\0,1 \to 0,2\\{C_M}_{_{HCl}} = \frac{{0,2}}{{0,2}} = 0,1M\end{array}\)