Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (nón lá làng chuông)
Cùng với tà áo dài thướt tha giúp tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là chiếc nón lá.
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh – chiếc nón lá Việt Nam
2. Thân bài
a, Nguồn gốc và lịch sử ra đời của nón lá
– Hình ảnh của chiếc nón lá đã xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên, trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và trên những thạp đồng Đào Thịnh.
– Ngày nay, trên khắp cả nước ta, vẫn còn lại nhiều làng nghề làm nón truyền thống.
b, Những đặc điểm chủ yếu của nón lá
– Nón lá được làm từ nhiều loại lá khác nhau như lá cọ, rơm, lá tre, lá buông,… và nhiều nhất lá lá nón
– Thường có hình chóp nhọn, có chiều cao khoảng 25-35 xăng-ti-mét song có một số loại nón – nhất là nón quai thao thường rộng bản hơn và đỉnh phẳng hơn.
– Nón lá thường được có quai nón – làm bằng nhung hoặc lụa đi kèm để giữ nón thăng bằng, không bị bay đi.
c, Cách làm nón lá
– Làm khung nón: Khung nón thường có hình chóp và được làm bằng gỗ, tùy theo mỗi vùng miền, mỗi loại nón mà có những khung nón khác nhau
– Chuốt tre và làm vành nón: tre để làm vành nón phải là tre tươi, chúng được chuốt nhẵn bóng, uốn thành hình vòng tròn, có đường kính lớn bé khác nhau, để khi ghép chúng lại với nhau có thể tạo thành hình chóp của nón
– Xếp vành nón vào khung nón, sau đó phủ lá nón lên bên ngoài và bắt đầu khâu chúng lại với nhau.
– Sau khi đã khâu xong các lớp lá người ta thường dùng một lớp dầu quét lên trên bề mặt của nón.
– Ngày nay, bên trong của nón lá người ta còn khâu thêm vào đây những bức tranh thiếu nữ hay danh lam, thắng cảnh của Việt Nam.
d, Vai trò, vị trí của nón lá trong đời sống sinh hoạt, tinh thần của người dân Việt Nam
– Che mưa, che nắng hằng ngày
– Xuất hiện trong đám cưới – là vật dụng không thể thiếu của cô dâu khi về nhà chồng
– Góp phần điểm tô vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ Việt
– Nón lá như trở thành một món quà, một vật kỉ niệm mà những du khách nước ngoài khi tới thăm Việt Nam muốn mang về đất nước mình.
– Nguồn cảm hứng cho thơ ca, nhạc họa,…
3. Kết bài
Khái quát lại đặc điểm, ý nghĩa của chiếc nón lá và nêu cảm nghĩ của bản thân về chiếc nón lá Việt Nam.
Bài mẫu
Bài tham khảo số 1
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.
Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.
Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (nón lá làng chuông) timdapan.com"