Thuyết minh về ngày tết của người Kinh ở Việt Nam

Ngày Tết là ngày thiêng liêng nhất đối với dân tộc Việt Nam. Ngày Tết bắt một năm và đây cũng là tiết lễ đầu tiên của năm, với tất cả mọi cảnh vật hầu như đều mới mẻ để đón xuân sang.


BÀI VĂN 2

Ngày Tết là ngày thiêng liêng nhất đối với dân tộc Việt Nam. Ngày Tết bắt một năm và đây cũng là tiết lễ đầu tiên của năm, với tất cả mọi cảnh vật hầu như đều mới mẻ để đón xuân sang.

Theo âm lịch xuất hiện từ thời Hạ, một năm có 12 tháng lấy tên 12 chị. Tháng giêng là tháng Dần được chọn làm tháng đầu năm, nhưng đến đời nhà Ân có thay đổi, lấy tháng Sửu, rồi đến đời nhà Chu lấy tháng Tý, đời nhà Tần lấy tháng hợi, kịp đến đời nhà Hán, vua Hán Vũ Đế lại trở lại như đời nhà Hạ, lấy tháng Dần đầu cho mỗi năm...

Thực ra, Tết Nguyên Đán bắt đầu vào tháng Dần hợp lý, vì lúc đó mùa Đông vừa qua, tiết lạnh vừa hết, mùa Xuân ấm áp tới, đem lại cỏ hoa tươi thắm, khiến cho con người hầu như biến đổi sau một năm làm ăn vất vả.

Hoa tưng bừng nở, người người vui vẻ đón mừng xuân trong lòng chứa chan hi vọng mong những may mắn mới. Ai cũng vui nên không ai báo ai, gặp nhau người ta đều cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa với lề trừ tịch. Giao thừa nghĩa là giao lại mới tiếp lấy, và chính vì ý nghĩa đó nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới, và cũng là giây phút đầu tiên của năm mới.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm sắp tới.

Theo người Tàu, đây còn là một lễ khử trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày tịch họ dùng 120 đứa trẻ trạc độ 10 tuổi, mặc áo thâm đội mũ đỏ, cầm trống vừa vừa đánh để khử trừ ma quỷ, và chính do sự kiện này đã có danh từ trừ tịch.

Tuy chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhưng chúng ta gạn lọc bỏ bót những tục lệ quá rườm rà. Làm lễ trừ tịch, chúng ta không có lệ dùng trẻ con đánh trống trừ ma quỷ.

Cúng ai trong lễ trừ tịch? Lễ này còn gọi là lễ giao thừa, và cùng còn mệnh danh là tống cựu nghênh tân. Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính về lễ này:

“Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết thì thần nọ bàn giao cho thần kia cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa thiêng liêng trọng đại, liên quan mật thiết với đời sống tâm linh nên được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các nơi thờ tự công cộng.

Tại tư gia, nhà nào cũng cúng lễ giao thừa và tại các nơi đình, đền, miếu, điện... các ông Đám hoặc các ông Thủ từ, sửa soạn và đứng chủ lễ. Nhiều làng long trọng hơn chính ông Tiên Chỉ và các quan viên đứng làm lễ giao thừa.

Người ta mong mỏi những cái xui xẻo sẽ đi hết với năm cũ, và nhiều điều may mắn sẽ ở lại với năm mới. Có điều với mọi biến chuyển dồn dập của thời cuộc, lễ giao thừa được cử hành một cách giản tiện hơn, không quá trịnh trọng, và đồ lễ cũng có phần đơn sơ, nhất là pháo cũng đốt ít hơn.

Trong đêm giao thừa, trước giờ giao thừa ai cũng cố về nhà nấy và nếu có ra đi vì lí do tìm hướng xuất hành hái lộc, người ta cũng đợi cúng giao thừa xong ngoại trừ những người cố tâm ờ lại ngoài đường đợi giờ giao thừa mới về nhà mình để tự xông đất cho mình.

Tại mọi nhà, lúc này nhà nào giàu nghèo gì cũng cố trang hoàng với hoa cảnh và trên bàn thờ khói hương nghi ngút. Một loại hoa được ưa chuộng cho ngày tết là hoa thuỷ tiên, hoa này ít khi vắng mặt tại những gia đình sang trọng.

Các cụ, tuổi đời từ ngoài sáu chục trở lên, hẳn còn nhớ tục xúc xắc xúc xẻ trong đêm xưa kia, các cụ từng chứng kiến hoặc đã tự mình đóng một vai trong tục lệ này.

Đêm giao thừa trong các làng quê thì một số trẻ em đi thành từng bọn ba bốn em, mỗi em cầm một chiếc ống trong có đựng mấy đồng tiền, các em đi đến nhà chúc Tết, thường chỉ đứng ở ngoài cửa. Các em hát một câu hát cổ truyền và các em dùng ống tiền lắc lên làm nhịp.

Mỗi bọn ba hoặc bốn em, có trai có gái cỡ tuổi từ lên 10 đến 13, 14 ăn mặc quần áo đẹp, một em cầm ống tiền xúc xắc làm nhịp, và tất cả các em cùng hát:

 

                                               Vợ ông sinh đẻ

                                             Những con tốt lành

                                           Những con như tranh

                                         Những con như đối.

                                        Chúng tôi ngồi xó tối

                                        Chúng tôi đối một câu

                                       Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ.

                                   Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh.

                                             Xúc xắc xúc xẻ.

Khi các em hát xong bài chúc mừng xúc xắc xúc xẻ, gia chủ mừng tuổi các em bằng cách bỏ ngay vào ống của các em một số tiền. Có người tặng thêm các em bánh mứt hoặc pháo.

Các em rất thích pháo. Ngày Tết thanh bình mà không có pháo, các em cho là chưa có TếtPháo các em mua cả bánh, đốt cả tràng, cùng có em gỡ ra đốt từng quả một

Không chỉ riêng các em thích đốt pháo. Đốt pháo đã ăn vào tục lệ nên mọi người đều đốt pháo.

Theo sách cũ chép lại thì đốt pháo đế trừ ma quỷSách chép rằng giống ma núi gọi là Sẻn Tiêu, khi phạm đến ngưởi thì người đau ốm, phải đốt pháo để nó tránh xa.

Điển sách thì nói vậy, nhưng thật ra tiếng pháo giúp vui cho Tết, tăng sự hân hoan, xua đuổi mọi sự phiền não. Có tiếng pháo xuân thêm tưng bừng và Tết thêm nhộn nhịp.

Tiền nhân không phải chỉ đốt pháo tràng hoặc pháo lẻ với tiếng nổ, các cụ còn đốt pháo hoa cà, hoa cải.

Đây là loại pháo giống như pháo bông. Làm pháo này các cụ dùng những ống nứa, nhồi thuốc vào thật chặt, trong thuốc có pha sẵn những bụi gang và nhọ nồi.

Đêm hôm giao thừa trời tối như mực, đốt những pháo này, từ pháo bốc lên những tia sáng óng ánh trông như hoa cây cà, cây cải, nên được gọi là pháo hoa cà hoa cải.

Pháo bông ngày nay chính là sự biến thể của pháo hoa cà hoa cải ngày xưa. Mỗi khi pháo hoa cà hoa cải đốt lên có thể đem so sánh với những chùm hoa thật, đây chính là những chùm hoa sáng trong đêm tối.

Những tia sáng do thuốc pháo tạo nên, có màu sáng xanh biếc do bụi gang, màu sáng đó lửa vì nhọ nồi, trông không khác chi những nhị hoa, những cánh hoa!

                                Đì dẹt ngoài sân tràng pháo chuột

                                Om sòm trên vách bức tranh gù

                                                                     Tú Xương

Ngày Tết có pháo thì ngày Tết cũng phải có tranh. Gần đến ngày Tết tại các phiên chợ đều có hàng tranh tết. Các bà mẹ đi chợ không bao giờ quên mua tranh Tết cho con. Những bức tranh này thường tả lại những cảnh thân quen với dân quê hoặc những nét sinh hoạt nơi đồng ruộng.

Nhiều nhất là những búc tranh vẽ về gia súc: đàn gà mẹ con, gà trống gáy sáng, đàn heo, đàn vịt, ngựa hồng, ngựa bạch... có cả tranh lý ngư vọng nguyệt, trê cóc...

Những bức tranh về sinh hoạt có thế kể tranh tăng gia sản xuất tranh mò cua bắt ốc, tranh cày cấy gặt hái, tranh hội hè đình đám với đám chọi trâu, đám đánh đu, đám đáo đỉa đôi khi có cá bức tranh vẽ một đám bạc với mọi người mải mê đang chúi đầu vào chiếu bạc... và có cả tranh bịt mắt bắt dê, kéo co, chọi gà...

Có cả những bức tranh nhắc lại những trang sử oai hùng của dân tộc: Hai Bà Trưng đuổi quân Tô Định, Bà Triệu đánh giặc Ngô, vua Lẽ Thái Tổ đánh giặc Minh, Hưng Đạo Vương thắng trận Bạch Đằng...

Trong những loại tranh bình dân này có tranh của trẻ em, nhưng có rất nhiều tranh của người lớn, vì tranh, pháo tượng trưng cho ngày Tết nên đón Tết phải có tranh.

Tranh của người lớn có thể là những bức tứ bình với đề tài tử thời, nghề nghiệp như Ngư, Tiều, Canh, Mục... những bức tranh tố nữ với đề tài cầm, Kỳ, Thi, Hoạ. hoặc những bức tranh vỗ những đoạn trích trong các chuyện bình dân như Thạch Sanh, Tống Trân, Phạm Công, Kim Vân Kiều, và có khi những đoạn trích trong các truyện Tàu như Tam Quốc Chí, Thuỷ Hử, Hán Sở tranh hùng, Chinh Đông, Chinh Tây...

Có thể là những bức tranh khôi hài châm biếm, loại tranh này người lớn cũng thích như tranh Đánh ghen, tranh Hứng dừa, tranh Chú chuột vinh quy, Thầy đồ Cóc...

Tất cả các tranh thường là những tranh mộc bản, màu sắc tô thật loè loẹt, hợp với vẻ tưng bừng của ngày Tết.

Trong những bức tranh có những bức đầy ý nghĩa chúc tụng. Tết là dịp người ta chúc tụng lẫn nhau, những nhà bán tranh Tết cũng ghi những lời chúc tụng qua hình ảnh, hoặc qua những văn thơ chúc Tết nhưng tranh Vinh hoa, Phú quý, tranh Thất đồng vẽ bảy trẻ em trong một gia đình, hoặc tranh Tử tôn vạn đại đều là những tranh chúc tụng trong ngày tết.

Đốt pháo với chơi tranh là hai thú tết của bình dân, nhưng trí thức cũng thích thú.

Các bậc trí thức nhất là các tay văn tự, ngày Tet có tục Khai bút. Các cụ kén ìày tốt giờ tốt trong mấy ngày đầu năm, mặc quần áo trịnh trọng, đốt nhang đốt trầm nơi bày viết, nơi đây đã đủ sẵn đồ văn phòng tứ bảo. Các cụ ngồi vào hoặc có khi nằm bò trên sập gồ viết những chữ đầu tiên của năm mới.

Theo nghĩa đen. Khai bút là cầm bút viết lần thứ nhất của buổi đầu năm. Người ta có thể dùng một cây bút cũ nhưng để tạo một không khí trịnh trọng và cũng để tò sự quan tâm của mình đối với những hàng chữ đầu năm, các cụ thường sắm dành cho buổi khai bút một cây bút mới, có khi cả một thỏi mực Ọuốc bảo mới tinh, thơm phức! Khai bút các cụ thường viết một bài thơ chính các cụ là tác giả hoặc thơ chữ Hán, hoặc chữ Nôm. Sau này có chữ Ọuốc ngữ, những ai không hiểu chữ Hán và chữ Nôm cũng khai bút, nhưng khai bút sắt và làm thơ chữ Quốc ngữ.

Trong các tục lệ ngày Tết, phải kể tới tục chúc Tết. Sáng ngày mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ.

Lúc này ông bà, cha mẹ ăn mặc chỉnh tề ngồi ở giữa nhà, thường các nhà sang trọng có kê sập chân quỳ thì các cụ an tọa ở nơi sập. Con cháu ăn mặc quần áo đẹp, chúc Tết ông bà rồi chúc Tết cha mẹ. Thường lời chúc tết là những lời cầu mong ông bà, cha mẹ mạnh khoẻ bình an, nếu muốn buôn bán thì đắc tài sai lộc.

Ông bà cha mẹ sung sướng hân hoan đón nhận lời chúc Tết của con cháu, cầu chúc cho con cháu mạnh khoẻ, học hành tấn tới, được lên lớp hoặc thi đỗ.

Cùng với lời cầu chúc, ông bà cha mẹ còn tặng phong bao mừng tuổi cho con cháu. Các cụ dùng những bao giấy đỏ có in hình ngày Tết, trong bao đựng một số tiền trao cho con cháu. Tiền phong bao gọi là tiền mừng tuổi hoặc tiền lì xì theo tiếng miền Nam.

Không phải chỉ người lớn lì xì cho trẻ em. Người lớn cũng lì xì lẫn nhau để cần cho nhau sự may mắn. Con cháu trong ngày Tết cũng phong bao mừng tuổi bố mẹ, tiền này được mệnh danh là tiền mở hàng. Các họ hàng thân tộc cũng mở hàng cho nhau, nhất là những người buôn bán. Những người này, tiền mở hàng, họ cất riêng để lấy may mắn cho suốt năm.

Trong ngày Tết gặp nhau nếu có quen biết ai cũng đều chúc tụng nhau những điều tốt  đẹp nhất. Người làm quan thì thăng quan tiến chức, người buôn bán thì nhất bản vạn lợi, người đi học thì văn hay chữ tốt, thi đỗ...

Có những gia đình sau khi chúc Tết ông bà, cha mẹ, con cháu đốt mừng một phong pháo. Mùi khói pháo thơm làm không khí thêm vui, xác pháo đỏ như rắc sự may mắn trước hiên nhà.

Cũng trong dịp tết này học trò mới chúc Tết thầy, các hương lí trong hạt tới chúc tết quan và dân làng cũng kéo nhau đến chúc tết các hương chức, nhất là đối với ông Tiên chỉ, Thứ chỉ và Lý trưởng.

 Dân làng họp nhau tại đình để chúc tết lẫn nhau. Nhiều người dân đi làm ăn xa quanh năm, trong dịp này được cùng toàn thể dân làng họp mặt.

Thật là một dịp để thắt chặt tình tương thân ái và đoàn kết giữa dân làng. Gặp nhau trong dịp tết, ai nấy đều vui vẻ và chỉ cầu mong cho nhau những điều tốt lành nhất. Sau ngày tết, những người phải đi làm xa xôi còn mang theo những kỉ niệm buổi họp ở làng trong lúc xuân về.

 Người lớn vui tết, trẻ em cũng vui tết. Các em xúng xính trong các bộ quần áo mới, các em sung sướng được tiền mừng tuổi, được tha hồ ăn bánh mứt, được đoost pháo, được cha mẹ nuông chiều. Ta có tụng kiêng trong ba ngày tết, tránh có diều gì bất như ý, sẽ không may mắn suốt năm. Do đó cha mẹ tránh sự mắng quở các em.

Với quần áo mới, các em trông thật đáng yêuNgười xưa nói rằng các em bé là những thiên thần cũng không phải là quá đáng.

Các em ở tỉnh trong dịp này thường được cha anh chụp cho những tấm hình kỷ niệm. Tuổi ấu thơ sao mà dễ thương! Ngày Xuân bắt đầu cho một năm, tuổi hoa niên bắt đầu cho một đời. Yêu ngày Xuân chúng ta phải yêu tuổi hoa niên.

Nếu trong dân gian, Tết đến mọi người chúc tụng lẫn nhau thì ở triều đình ngay ngày đầu năm tại sân rồng, các quan đại thần cũng hợp để chúc tụng nhà vua.

Từ sáng sớm mồng một Tết, các quan đại thần văn võ đã tề tựu tại điện Thái Hòa, để chờ nhà vua thiết đãi triềuKhi vua ngự triều, các quan đều quỳ làm lễ, và một vị đại thần dâng lời chúc tụng. Trong buổi này các quan phải mặc y phục đại trào với mũ mão, cân đai, hia ủng... Dâng lời chúc tụng nhà vua xong, khi bãi chầu, các quan chúc Tết lẫn nhau, vị nọ tới nhà vị kia rồi vị kia đáp lễ lại.

Trong dân chúng cũng vậy, người ta đi chúc Tết, người xưa gọi là đi lễ Tết, vì đến chúc Tết tại một gia đình nào, việc đầu tiền người ta lễ trước bàn thờ gia tiên nhà đó, sau mới ngỏ lời chúc tụng lẫn nhau. Việc lễ trước bàn thờ gia tiên một thân bằng quyến thuộc chứng tỏ lòng kính trọng tổ tiên người đó, và người đó cũng sẽ lễ tổ tiên nhà mình.

Đối với những người ở xa, trước đây người Việt Nam có tục gửi hồng thiếp chúc Tết. Hồng thiếp màu đỏ có viết chữ đen hoặc chữ kim nhũ. Ngày nay thay vì hồng thiếp người ta gửi danh thiếp hoặc những thiếp chúc Tốt có hình vè tượng trưng cho ngày Tết và mùa xuân.

Hồng thiếp, ngoài những lời chúc Tết, thường có những bài thơ các cụ làm tặng nhau, tất cả những lời chúc Tết đều thu gọn trong một bài thơ.

Các cụ gửi nhau, cho con chữ cầm tay mang đi, khác với ngày nay, những thiếp chúc Tết được gửi qua sở bưu điện.

Tấm thiếp gửi, người gửi yên chí những lời chúc tụng của mình sẽ tới tay người thân tuy đôi khi cũng có sự thất lạc! Người nhận được tấm thiếp cũng lấy làm sung sướng vì những lời chúc Tết đẹp đẽ, vì đã có người nghĩ tới mình khi Xuân tới.

Ngày Tết ở miền Bắc lạnh, đi chúc Tết mọi người phải ăn vận quần áo ấm. Trời đôi khi điểm mưa phùn càng thêm lạnh, nhưng không phải vì thế mà người ta không đi chúc Tết nhau.

Ngoài việc chúc Tết các bà cô còn dắt nhau đi lễ chùa, nhất là các cô gái mới lớn trong lòng có niềm sở cầu riêng tây.

Đi lễ, các bà cô cầu Trời, Phật, Thánh, Thần ban cho một năm may mắn.

Tục đi chúc Tết, ngay ở thành thị, ngày nay vẫn duy trì, và thuộc về tâm linh. Và lại đi chúc Tết có thể coi là một thú riêng. Giêng, Mai ngày rộng tháng dài, dù có bận rộn cũng ít ai bận rộn gì trong những ngày Tết. Các bà, các cô thành thị trong dịp này thường rủ nhau năm bảy ngừời đi chơi Xuân, chơi Xuân với một nghĩa rất rộng, đi lẽ bái, đi thâm viếng nlhững thắng cảnh, hoặc chỉ cùng dắt nhau đi dưới rặng cây để hưởng cái đẹp của ngày Xuân.

Trong khi phái đẹp rủ nhau đi lễ chơi Xuân, đàn ông lại thường thức ngày Tết một lối khác. Có người vùi đầu vào cờ bạc lấy cớ chơi Xuân. Các tay văn tự, các bậc trí thức thì làm thơ mừng Tết, để đón tết và để vui Tết, tết là đề tài cho rất nhiều bài thơ truyền tụng.

Tục lộ chơi Xuân có nhiều. Nhân ngày Xuân ai cũng muốn may mắn, do đó tục kén hướng xuất hành, đi lễ đình, chùa, đền, miếu... hái lộc.

Chúng tôi cùng nói thêm: trong mấy ngày Tết dân ta có tục kiêng: Kiêng quét nhà, kiêng không nói những lời tục tĩu hoặc những lời mang những diều không may đến cho bất cứ ai, kể cả kẻ thù của mình. Và người ta cũng kiêng bận đồ trắng, màu tang của Việt Nam, kiêng mọi sự nhăn nhó cau có...

Tục về ngày Tết còn nhiều nhưng mình không thể biết cho hết.

(Theo Toan Ảnh, Thú  vui tao nhũ, 2010)



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến