Thuyết minh quy tắc, luật lệ về hoạt động: Thi nấu cơm

Không biết từ khi nào, thi nấu cơm đã trở thành một trong những trò chơi dân gian phổ biến tại các làng quê ở Việt Nam


Dàn ý

1. Mở bài

Nêu được lí do, giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Thi nấu cơm

2. Thân bài

- Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào?

Địa điểm tổ chức lý tưởng sẽ là những khu vực rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ như sân nhà, sân trường, sân nhà văn hóa hay bãi cỏ. Thường vào các mùa lễ hội.

- Hoạt động hay trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào?

Thường dành cho người lớn tuổi

- Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó.

Không chỉ đơn thuần là một trò chơi có tính giải trí cao, thi nấu cơm còn phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa, từ đó giúp con, đặc biệt là các em nhỏ ý thức được việc tôn trọng từng hạt cơm mà trẻ được ăn hằng ngày.

- Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao?

Cách chơi

+ Tập chơi tất cả người chơi rồi chia thành từng đội, mỗi đội có ít nhất 2 – 4 bạn (nam nữ bằng nhau)

+ Địa điểm tổ chức lý tưởng sẽ là những khu vực rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ như sân nhà, sân trường, sân nhà văn hóa hay bãi cỏ

+ Tùy theo hình thức thi nấu cơm, mỗi đội chuẩn bị một khúc cây dài 3m làm đòn gánh, một đoạn dây thép để làm giá (giống quang gánh) để treo nồi nấu cơm (nếu nồi có quai treo thì không cần làm giá)

+ Kẻ trên hai đầu sân chơi vạch xuất phát và vạch đích đến

+ Thông báo thể lệ trò chơi, thời gian quy định, đánh số thứ tự từng đội chơi, kiểm tra số người chơi của từng đội, và công tác chuẩn bị của các đội

+ Cấp vật liệu nấu cơm cho các đội thi: Mỗi đội được cấp 1 nồi nấu cơm, 1 lon gạo, 1 lít nước, 2 – 3 cây củi hoặc tre nứa chẻ nhỏ rồi nhóm thành từng bó (dài 0,5m đường kính 1,5-2m), 2 cây diêm, giấy mồi lửa

+ Tất cả đội chơi tập trung các đội tại vạch xuất phát, hoặc địa điểm quy định

Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm

+ Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm

+ Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giá nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc

+ Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.

+ Bước 3, nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần

Có 2 cách thi nấu cơm như sau:

+ Bịt mắt nấu cơm: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người chơi một người bịt mắt, một người bị buộc hai tay vào nhau. Người buộc tay phải ngồi một chỗ và điều khiển người bịt mắt thực hiện các thao tác nấu cơm bằng lời nói.

+ Vừa đi vừa nấu cơm: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, đội chơi vừa đi vừa thực hiện các thao tác vo gạo, nhóm lửa, treo nồi nấu cơm. Phân công hai bạn khiêng nồi một người nấu cơm, một người cầm củi.

- Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì?

Trò chơi này còn giúp người chơi rèn luyện được sự khéo léo và kỹ năng ứng xử nhanh nhẹn trong mọi tình huống, hỗ trợ các con tốt hơn trong quá trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ

3. Kết bài

Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống: Giữ gìn và phát huy nền văn minh lúa nước.


Bài mẫu

Không biết từ khi nào, thi nấu cơm đã trở thành một trong những trò chơi dân gian phổ biến tại các làng quê ở Việt Nam. Là trò chơi độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống gắn với những nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước.

Cách chơi cũng rất phong phú. Đầu tiên, tập hợp tất cả người chơi rồi chia thành từng đội mỗi đội có ít nhất 2 – 4 người nam nữ bằng nhau. Địa điểm tổ chức lí tưởng sẽ là những khu vực rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ như sân nhà, sân trường, sân nhà văn hóa hay bãi cỏ. Tùy theo hình thức thi nấu cơm, mỗi đội chuẩn bị một khúc cây dài 3m làm đòn gánh, một đoạn dây thép để làm giá giống quang gánh để treo nồi nấu cơm, nếu nồi có quai treo thì không cần làm giá. Kẻ trên hai đầu sân chơi vạch xuất phát và vạch đích đến. Thông báo thể lệ trò chơi, thời gian quy định, đánh số thứ tự từng đội chơi, kiểm tra số người chơi của từng đội, và công tác chuẩn bị của các đội. Cấp vật liệu nấu cơm cho các đội thi: Mỗi đội được cấp 1 nồi nấu cơm, 1 lon gạo, 1 lít nước, 2 – 3 cây củi hoặc tre nứa chẻ nhỏ rồi nhóm thành từng bó dài 0,5m đường kính 1,5 – 2m, 2 cây diêm, giấy mồi lửa. Tất cả đội chơi tập trung tại vạch xuất phát. Với các nguyên liệu là thóc, củi, các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm.

Cuộc thi có ba bước: thì làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm. Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Đội nào có được gạo trắng trước là thắng cuộc. Sau đó, lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau, áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Đội nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc. Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó sẽ được dùng để cúng thần.

Có hai cách nấu cơm. Cách thứ nhất là bịt mắt nấu cơm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người chơi một người bịt mắt, một người bị buộc hai tay vào nhau. Người buộc tay phải ngồi một chỗ và điều khiển người bịt mắt thực hiện các thao tác nấu cơm bằng lời nói. Cách thứ hai là vừa đi vừa nấu cơm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, đội chơi vừa đi vừa thực hiện các thao tác vo gạo, nhóm lửa, treo nồi nấu cơm. Phân công hai bạn khiêng nồi một người nấu cơm, một người cầm củi. Đội dành chiến thắng sẽ là đội nấu cơm chín, dẻo, thơm trong thời gian sớm nhất.

Đây là trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo rất cao. Không chỉ đơn thuần là một trò chơi có tính giải trí cao, thi nấu cơm còn phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa, từ đó giúp con người, đặc biệt là các em nhỏ ý thức được việc tôn trọng từng hạt cơm mà trẻ được ăn hằng ngày. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp người chơi rèn luyện được sự khéo léo và kỹ năng ứng xử nhanh nhẹn trong mọi tình huống, hỗ trợ các con tốt hơn trong quá trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ.

Trò chơi Thi nấu cơm là trò chơi dân gian độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống gắn với những nét đặc trưng vốn có của nền nông nghiệp lúa nước.