Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19 - 12 - 1946?

Giải bài tập Bài 1 trang 109 SGK Lịch sử 9


Đề bài

Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 108, 109 để lí giải. 

Lời giải chi tiết

- Sau Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung kí kết, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.

+ Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.

+ Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang.

+ Đặc biệt là ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

⟹ Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có con đường kháng chiến bảo vệ độc lập tự do.

- Ngày 18, 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

- Ngay trong đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

⟹ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ.  

Bài giải tiếp theo
Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hoá ra sao?
Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
Trước ngày 19 - 12 - 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung Lời kêu gọi... đó
Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và mang tính chất nhân dân?


Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa