Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 109 SGK Lịch sử 9


Đề bài

Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 108, 109 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tang cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.

*Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

*Về chính trị:

- Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh.

- Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn ở nhiều nơi.

- Tháng 6-1949, Việt Minh và Hội Liên Việt được thống nhất từ cơ sở đến trung ương.

*Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.

*Về văn hoá, giáo dục: Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (7-1950).

*Về ngoại giao:

- Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Trung Quốc, Liên Xô và lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

Bài giải tiếp theo
Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19 - 12 - 1946?
Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hoá ra sao?
Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
Trước ngày 19 - 12 - 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung Lời kêu gọi... đó
Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và mang tính chất nhân dân?


Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa