Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

Giải bài tập Bài 3 trang 109 SGK Lịch sử 9


Đề bài

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 105, 108 để phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết

* Ý nghĩa của cuộc chiến đấu thắng lợi ở các đô thị:

- Tiêu hao sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

- Làm tiêu hao sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, tạo điều kiện cho cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta chuyển lên Việt Bắc an toàn.

- Tạo ra thế trận cho chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn diện.

- Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản.,

* Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947:

- Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp.

- Căn cứ Việt Bắc vẫn được giữ vững, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.

- Chiến thắng này đã chứng minh sự đúng đắn về đường lối kháng chiến lâu dài của Đảng.

- Làm thất bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

- Sau chiến thắng Việt Bắc, ta có thêm điều kiện để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.

- Chứng minh sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến của Đảng, sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

- Chứng tỏ rằng lực lượng của ta ngày càng hùng mạnh, lực lượng của địch ngày càng suy yếu, cuộc chiến thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta.

- Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Bài giải tiếp theo
Trước ngày 19 - 12 - 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung Lời kêu gọi... đó
Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và mang tính chất nhân dân?


Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa