Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước

Tóm tắt lý thuyết mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước


3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước

- Cách nay khoảng 3.000 - 4.000 năm, kỹ thuật chế tác đá, làm đồ gốm; sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ, nghề nông trồng lúa nước trở nên phổ biến.

- Cư dân Phùng Nguyên (mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam), cư dân Hoa Lộc - Thanh Hóa, sông Cả - Nghệ An:

+ Trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.

+ Công cụ bằng đá, làm đồ gốm bằng bàn xoay, dùng tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải, chăn nuôi.

+ Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.

Cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.

- Cư dân văn hóa Sa Huỳnh - Nam Trung Bộ biết thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa, cây trồng khác, chế tác và sử dụng đồ sắt, làm gốm, dệt vải, đồ trang sức; thiêu xác chết.

- Cư dân văn hóa Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước, khai thác lâm sản, săn bắt, làm nghề thủ công, công cụ đá, đồng, thủy tinh.

- Thời đại Kim khí (cách ngày nay 3000 – 4000 năm), làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới.

Bài giải tiếp theo
Em hãy nhận xét về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam
Hãy cho biết những điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hoà Bình - Bắc Sơn.
Những biểu hiện của “cách mạng đá mới" ở nước ta là gì?
Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hoà Bình - Bắc Sơn.
Trình bày những giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thuỷ ở Việt Nam
Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta ?
Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 - 4000 năm ?
Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung : địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế.

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa