Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam

Nhân dân các dân tộc đều có lòng yêu nước của mình. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm của từng con người đối với người mẹ, người cha, những người anh em ruột thịt


1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam

Khái niệm:

- Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương).

- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước. Cơ sở của lòng yêu nước: những mối quan hệ sơ khai về kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang cùng những yếu tố văn hóa chung.

- Quân Tần xâm lược, cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ: tình cảm yêu nước của người Lạc Việt và Âu Việt thực sự được thử thách và gắn kết lại => Đánh bại quân xâm lược đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước.

- Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.

+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.

+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.


Bài học bổ sung


Bài học liên quan