Nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình thông qua tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng lớp 8

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề miệt thị ngoại hình thông qua tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng.


Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: 

Giới thiệu vấn đề miệt thị ngoại hình thông qua tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng.

2. Thân bài:

+ Ý kiến: Ngoại hình không quan trọng.

+ Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người.

+ Bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người"

Phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy.

Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ.

Ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi.

=> Một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý, ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng.

+ Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.

+ Không nên bình phẩm ngoại hình của người khác.

3. Kết bài:

Hình thức không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.


Mẫu 1

Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa. Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình cờ ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu có đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã trở về nhà mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn. Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Đó là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Và chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.


Mẫu 2

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.

Miệt thị ngoại hình không phải thú vui, đó là một hành vi bạo lực, là thứ vũ khí có thể khiến người khác bị tổn thương. Có những giọt nước mắt đã rơi, nạn nhân vì bị sự tự ti vây quanh mà đã chọn kết liễu cuộc đời mình. "Lời nói chẳng mất tiền mua", đừng tổn hại lẫn nhau bằng lời nói, bởi mỗi người có một chuẩn mực và vẻ đẹp khác nhau.

Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.


Mẫu 3

“Body shaming” là những câu nói tiêu cực về ngoại hình của người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí giữa các thành viên trong gia đình. Bạn cần hiểu và đối diện với sự tự ti về ngoại hình của mình để những lời nhận xét không mấy thiện cảm không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Body shaming được dịch sát nghĩa là “chê bai ngoại hình”, một hình thức lạm dụng. ngôn ngữ để gièm pha, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Trong một số trường hợp, những người có khiếm khuyết về ngoại hình cũng tự “body shaming”.

Đôi khi mọi người nhận xét không tốt về ngoại hình của bạn chỉ để cho vui. Đối với người thân hoặc bạn bè, bạn nên nói rõ cảm xúc của mình. Có thể họ không biết rằng những trò đùa khiến bạn mặc cảm về ngoại hình của mình.

Sự chê bai về ngoại hình ngày càng phổ biến và có thể vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tâm lý của những người có tính cách nhạy cảm, tự ti. Do đó, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi nhận xét về ngoại hình của người khác. Ngoài ra, bản thân bạn hãy mạnh mẽ đối mặt với những mặc cảm, đừng để “body shaming” làm tổn thương mình.


Mẫu 1

Khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của nhà thơ U-xa-chốp, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay “Xấu người đẹp nết”. Cả bài thơ và những câu tục ngữ muốn gửi gắm cho mỗi người bài học về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống.

Với câu chuyện về chú gấu con có đôi chân vòng kiềng, tác giả không nhằm chê bai đôi gấu con. Mà ngược lại, với lời khuyên của gấu mẹ đã giúp cho gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì đôi chân của mình. Có lẽ trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người giống như gấu con, cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Và cũng có rất nhiều người giống như thỏ, như sáo trong bài thơ – chế giễu, chê bai ngoại hình của người khác.

Trước hết, ngoại hình được hiểu là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, vóc dáng, thân hình. Có rất nhiều quan điểm về vấn đề vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Riêng tôi cho rằng yếu tố ngoại hình là quan trọng, nhưng không mang tính quyết định đến cuộc sống của một con người.

Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Khi nhìn thấy một người ăn mặc chỉn chu và sạch sẽ, chắc chắn mọi người đều sẽ có ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đó không phải là tất cả, quan trọng nhất vẫn phải xem đến cách hành động, cách cư xử của người đó. Có những người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý, đẹp đẽ. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng họ lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Cũng giống như chiếc bàn gỗ vậy, lớp sơn bao phủ bên ngoài khiến cho chiếc bàn trở nên sang trọng hơn. Nhưng nếu như bóc hết lớp sơn đó ra, bên trong sẽ chỉ thấy được lớp gỗ mục rũa mà thôi. Hình thức bên ngoài không tồn tại mãi với thời gian, chỉ có một nhân cách tốt đẹp, một tấm lòng cao cả mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người.

Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong…) thì giá trị càng tăng. Nhưng nếu như một người có khiếm khuyết về ngoại hình, thì mọi người không nên đem điều đó ra để chế giễu. Bởi như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, khiến cho họ cảm thấy tự ti cũng như gây thêm lòng thù hận.

Có thể khẳng định rằng, ngoại hình có vai trò quan trọng. Nhưng nó chỉ có thể gây ấn tượng cho người khác trong một thời gian ngắn. Cái chinh phục phải đến từ tâm hồn tốt đẹp bên trong.


Mẫu 2

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.

Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao

Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.

Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.


Mẫu 3

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng mà chúng ta nói về chú gấu con hồn nhiên vui vẻ, thường xuyên bị các bạn trong rừng trêu trọc vì đôi chân vòng kiềng của mình. Vậy liệu ngoại hình có quan trọng hay không?

Những lời trêu ghẹo của mọi người về ngoại hình của gấu con đã khiến gấu con vô cùng xấu hổ, chạy về nhà, tủi thân và cậu cho rằng bản thân thật xấu xí. Mẹ gấu đã khuyên ngăn và giảng giải cho cậu hiểu rằng chân vòng kiềng này không phải xấu, nó là đặc điểm riêng. Thậm chí mẹ gấu còn chứng minh cho gấu con biết rằng tuy chân vòng kiềng nhưng gấu ông vẫn là người giỏi nhất vùng. Bản thân tôi thấy ý kiến ngoại hình không quan trọng là một ý kiến đúng.

Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người chúng ta. Bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng mà chúng ta thấy rõ nhất qua câu ca dao được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

"Cái nết đánh chết cái đẹp"

Ở đây phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong, nội tại của gỗ mà ta không thể nhìn bằng mắt thường còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy. Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ. Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi, còn dù tấm gỗ xấu mà giúp ích cho người sử dụng thì đáng được trân trọng.

Vậy từ câu ca dao trên, chúng ta liên hệ với đời sống thì thấy rằng một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý. Ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng. Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.

Cuối cùng, chúng ta không được bình phẩm, đánh giá ngoại hình của một ai đó. Điều đó sẽ biến bản thân chúng ta thành những kẻ xấu và khiến họ cảm thấy tự ti về bản thân. Cái mà chúng ta nên nhìn nhận ở một con người là qua cách họ ứng xử với bản thân và người khác chứ không phải là qua ngoại hình bên ngoài.

Vậy hình thức thực sự không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến