Nắng mới (Lưu Trọng Lư)

Nắng mới (Lưu Trọng Lư) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8


Tác giả

1. Tiểu sử

- Nhà thơ Lưu Trọng Lư, (1912 – 1991). Quê gốc: Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Gia đình: Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.

- Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ 3 tại Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.

2. Sự nghiệp

- Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới.

- Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế.

- Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.

- Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

- Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ngày 10 tháng 8 năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội, thọ 80 tuổi. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

3. Tác phẩm tiêu biểu: Người sơn nhân (truyện – 1933), Chiếc cáng xanh (truyện – 1941), Khói lam chiều (truyện – 1041), Huế, một buổi chiếu (truyện – 1938), Tiếng thu (thợ – 1939), Tỏa sáng  đôi bờ (thơ – 1959), Người con gái Sông Gianh (thơ – 1966), Từ đất này (thơ – 1971), Mùa thu lớn (tùy bút, hồi ký – 1978), Hồng Gấm (kịch thơ – 1973), Tuổi hai mươi (kịch thơ – 1973), Nữ diễn viên niển Nam (kịch hát cải lương), Cây thanh trà (kịch hát cải lương), Xuân Vỹ Dạ (kịch nói), Anh Trổi (kịch nói), Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký – 1989)…

Sơ đồ tư duy tác giả Lưu Trọng Lư:


Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Trích từ tập thơ “Tiếng thu”

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Hoàn cảnh nảy sinh nỗi nhớ mẹ.

- Phần 2: Nỗi nhớ mẹ và hình ảnh người mẹ trong quá khứ.

- Phần 3: Hình ảnh của mẹ trong ký ức người con.

c. Thể loại: thơ bảy chữ

d. Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Kí ức về mẹ gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết

b. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn

- Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

Sơ đồ tư duy văn bản Nắng mới: