Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) 8
Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ.
- Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
- Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
- Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ
- Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
2. Sự nghiệp
Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước.
Sơ đồ tư duy về Lí Công Uẩn:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”): Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.
- Phần 2 (“Huống gì” đến “muôn đời”): Những lí do chọn Đại La làm kinh đô
- Phần 3 (Còn lại): Thông báo quyết định dời đô.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung
- Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.
b. Nghệ thuật
- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.
- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.
- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.
Sơ đồ tư duy văn bản Chiếu dời đô:
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) 8 timdapan.com"