Môi trường

Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất


II. Môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn

Lương CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên. Ước tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất nóng lên 0,60C. Dự báo vào năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ 1,40C đến 5,80C.

Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất. Đồng thời, khí thải CFCs đã làm tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng ra.

2. Ô nhiệm nguồn nước ngọt, biển và đại dương

Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào các song, hồ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu, trong đó hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.

Việc đưa các chất thải chưa được xử lí vào song ngòi và biển, cùng các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu xảy ra ở nhiều nơi đang làm môi trường biển và đại dương chịu nhiều tổn thất lớn.

Hình 3. Ô nhiếm dầu trên biển

3. Suy giảm đa dạng sinh vật

Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người làm cho nhiều loại sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hậu quả là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất,…



Từ khóa phổ biến