Lý thuyết thứ tự thực hiện các phép tính

Các số được nối với nhau bởi dấu cá phép tính


1. Nhắc lại về biểu thức

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.

Một số cũng được coi là một biểu thức.

Chú ý: Trong một biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

2. Thứ tự thực hiện các phép tính

a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc 

- Nếu chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến phép nhân và phép chia, cuối cùng đến phép cộng và trừ.

b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc: 

Nếu các biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} ta thực hiện theo thứ tự sau:

() → [] → {}.

Bài giải tiếp theo
Bài 73 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Bài 74 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Bài 75 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Bài 76 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Bài 77 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Bài 78 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
Bài 79 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
Bài 80 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
Bài 81 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
Bài 82 trang 33 SGK Toán 6 tập 1

Bài học bổ sung
Bài 73 trang 32 SGK Toán 6 tập 1

Video liên quan



Bài học liên quan