Lý thuyết tập hợp Q các số hữu tỉ

Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một điểm trên trục số và không phụ thuộc vào cách chọn phân số xác định nó


1. Số hữu tỉ

Số hữu tỉ là số có thể viết dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a, b ∈ \mathbb Z, b \ne 0\) và được kí hiệu là \(\mathbb Q\)

2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một điểm trên trục số và không phụ thuộc vào cách chọn phân số xác định nó.

3. So sánh số hữu tỉ

Để so sánh hai số hữu tỉ \(x,y\) ta làm như sau:

- Viết \(x,y\) dưới dạng phân số cùng mẫu dương.

\(x = \dfrac{a}{m} ; y = \dfrac{b}{m} ( m>0)\)

- So sánh các tử là số nguyên \(a\) và \(b\)

Nếu \(a> b\) thì \(x > y\)

Nếu \(a = b\) thì \(x=y\)

Nếu \(a < b\) thì \(x < y\).

4. Chú ý

- Số hữu tỉ lớn hơn \(0\) gọi là số hữu tỉ dương

- Số hữu tỉ nhỏ hơn \(0\) gọi là số hữu tỉ âm

- Số \(0\) không là số hữu tỉ dương, cũng không là số hữu tỉ âm

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 7 SGK Toán 7 tập 1
Bài 2 trang 7 SGK Toán 7 tập 1
Bài 3 trang 8 SGK Toán 7 tập 1
Bài 4 trang 8 SGK Toán 7 tập 1
Bài 5 trang 8 SGK Toán 7 tập 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 1 - Chương 1 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 1 - Chương 1 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 1 - Chương 1 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 1 - Chương 1 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 1 - Chương 1 - Đại số 7

Bài học bổ sung
Bài 1 trang 7 SGK Toán 7 tập 1
Trả lời câu hỏi 5 Bài 1 trang 7 SGK Toán 7 Tập 1
Lý thuyết giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
Lý thuyết về các tập hợp số

Video liên quan