Lý thuyết máy cơ đơn giản

2. Các máy cơ đơ giản thường là : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.


1.  Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng, cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.

Lưu ý : Ở bài 10 ta đã biết cách đo trọng lựợng của vật bằng lực kế, và phép đo lực là ở trạng thái đứng yên, ở bài 6 khi đề cập đến hai lực cân bằng cũng chỉ xét hai lực cân bằng ở trạng thái tĩnh, chứ chưa để cập đến trường hợp một vật chuyển động thẳng đểu khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau. Nhưng trong bài này để đo lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng ta lại phải thực hiện phép đo lực ở trạng thái chuyển động. Do vậy, khi đo lực ta cần phải kéo ỉực kế từ từ sao cho số chỉ cửa lực kế trong khi kéo không thay đổi.

2. Các máy cơ đơn giản thường là : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

Lưu ý : Trong thực tế, để kéo một vật lên cao hoặc dịch chuyển một vật trên mặt đất được dễ dàng hơn, người ta dùng các máy cơ đơn giản để có thể làm biến đổi phương, chiều hoặc cường độ của lực phù hợp với sức người.

Có nhiều loại máy cơ đơn giản như mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc, cái nêm, bánh răng và trục kéo (tời), đinh vít, kích nhưng đều có thể quy về ba loại máy cơ đơn giản là đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng và ròng rọc. Người ta gọi là máy cơ đơn giản vì cấu tạo của chúng là những bộ phận nguyên tố không thể chia nhỏ hơn được nữa.