Lý thuyết Hình bình hành - Hình thoi SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
Hình bình hành là gì?
A. Hình bình hành
1. Khái niệm
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
2. Hình bình hành có những tính chất gì?
Trong hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau;
- Các góc đối bằng nhau;
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.
- Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là một hình bình hành.
- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.
B. Hình thoi
1. Khái niệm
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
2. Tính chất:
- Hai đường chéo vuông góc với nhau;
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc trong hình thoi.
3. Dấu hiệu nhận biết hình thoi
- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
- Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
Ví dụ:
Hình a và c là hình bình hành do:
Hình a có các cặp cạnh đối bằng nhau.
Hình b có các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Hình a, d là hình thoi.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết Hình bình hành - Hình thoi SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo timdapan.com"