Giải bài 5 trang 80 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo

Cho hình bình hành


Đề bài

Cho hình bình hành \(ABCD\). Gọi \(I\)\(K\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AB\)\(CD\); \(E\)\(F\) lần lượt là giao điểm của \(AK\)\(CI\) với \(BD\).

a) Chứng minh tứ giác \(AEFI\) là hình thang

b) Chứng minh \(DE = EF = FB\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình thang

b) Áp dụng tính chất của trọng tâm

Lời giải chi tiết

a) Vì \(ABCD\) là hình bình hành (gt)
Suy ra \(AB\) // \(CD\), \(AD\) // \(BC\); \(AB = CD\); \(AD = BC\)
Mà \(IA = IB = \frac{{AB}}{2}\); \(KD = KC = \frac{{CD}}{2}\) (do \(I\),\(K\) là trung điểm)
Suy ra \(IA = IB = KD = KC\)
Xét tứ giác \(AKCI\) có:
\(AI = KC\) (cmt)
\(AI\) // \(KC\)
Suy ra \(AKCI\) là hình bình hành
Suy ra \(IC\) // \(AK\)
Hay \(IF\) // \(AE\)
Suy ra \(AEFI\) là hình thang
b) Vì \(ABCD\), \(AKCI\) là hình bình hành (gt)
Suy ra \(O\) là trung điểm của \(AC\), \(BD\), \(KI\)
Suy ra \(OD = OB = \frac{1}{2}BD\) (1)
Xét tam giác \(ADC\) có hai trung tuyến \(AK\), \(DO\) cắt nhau tại \(E\)
Suy ra \(E\) là trọng tâm của tam giác
Suy ra \(ED = \frac{2}{3}DO\) (2)
Chứng minh tương tự ta có \(BF = \frac{2}{3}BO\) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra \(ED = BF = \frac{1}{3}BD\)
Suy ra \({\rm{EF}} = \frac{1}{3}BD\)
Vậy \(DE = EF = FB\)

Bài giải tiếp theo
Giải bài 6 trang 81 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 81 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 81 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 9 trang 81 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa