Lý thuyết đo thể tích vật rắn không thấm nước

Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn.


ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC

 

Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn.

Lưu ý khi đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước:

- Ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có hình dạng, GHĐ, ĐCNN thích hợp; thả chìm vật đó vào chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật; khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần tràn ra bằng thể tích của vật.

- Cách đọc, ghi kết quả, chọn dụng cụ đo giống như khi đo thể tích của chất lỏng.

- Cách sử dụng bình tràn như sau: Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.

- Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì cần lưu ý: Lau khô bát trước khi đo; khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát; đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.

Bài giải tiếp theo
Bài C1 trang 15 SGK Vật lí 6
Bài C2 trang 15 SGK Vật lí 6
Bài C3 trang 16 SGK Vật lí 6
Bài C4 trang 17 SGK Vật lí 6
Bài C5 trang 17 SGK Vật lí 6
Bài C6 trang 17 SGK Vật lí 6

Bài học bổ sung
Bài C1 trang 15 SGK Vật lí 6
Hoạt động 5 trang 24 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6