Lý thuyết đo thể tích chất lỏng

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối


ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

I – ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH

Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối \(\left( {{m^3}} \right)\) và lít \(\left( l \right)\)

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: \(c{m^3},ml,cc,d{m^3},...\)

\(\begin{array}{l}1{m^3} = 1000d{m^3} = 1000000c{m^3} = 1000000ml = 1000000cc\\1c{m^3} = 1ml = 1cc\\1{m^3} = \dfrac{1}{{1000000000}}k{m^3}\end{array}\)

\(1\) lít \( = 1d{m^3} = 1000c{m^3} = 1000ml\)

II – ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

1. Dụng cụ đo thể tích

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Dùng bình chia độ, ca đong, …

2. Cách đo thể tích

Các bước đo thể tích:

1. Ước lượng thể tích cần đo

2. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp

3. Đặt bình chia độ thẳng đứng

4. Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình

5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng

Bài giải tiếp theo
Bài C1 trang 12 SGK Vật lí 6
Bài C2 trang 12 SGK Vật lí 6
Bài C3 trang 12 SGK Vật lí 6
Bài C4 trang 12 SGK Vật lí 6
Bài C5 trang 13 SGK Vật lí 6
Bài C6 trang 13 SGK Vật lí 6
Bài C7 trang 13 SGK Vật lí 6
Bài C8 trang 13 SGK Vật lí 6
Bài C9 trang 13 SGK Vật lí 6

Bài học bổ sung
Bài C1 trang 12 SGK Vật lí 6