Lý thuyết Đại cương về dòng điện xoay chiều.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện


ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

1. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ là hàm số sin (hay côsin) của thời gian: \(i =I_0cos(\omega t + \varphi)\)

Trong đó:

+ \(i\) là giá trị tức thời của cường độ dòng điện tại thời điểm \(t\)

+ \(I_0> 0\) là giá trị cực đại của cường độ dòng điện \(i\), gọi là biên độ của dòng điện

+ \(\omega > 0\) là tần số góc

+ \(\omega t +\varphi\) là pha của \(i\) tại thời điểm t

+ \(\varphi\) là pha ban đầu.

2. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong R bởi dòng điện không đổi ấy bằng công suất trung bình tiêu thụ trong R bởi dòng điện xoay chiều nói trên.

Giá trị hiệu dụng của đại lượng xoay chiều bằng giá trị cực đại (biên độ) của đại lương chia cho \(\sqrt{2}\)

Ví dụ: \(U=\dfrac{U_{0}}{\sqrt{2}}\); \(I=\dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}\)

3. Tạo ra dòng điện xoay chiều bằng máy phát điện xoay chiều dựa trên cơ sơ hiện tượng cảm ứng điện tử.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 2 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 3 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 4 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 5 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 6 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 7 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 8 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 9 trang 66 SGK Vật lí 12
Bài 10 trang 66 SGK Vật lí 12

Bài học bổ sung
Lý thuyết dòng điện xoay chiều

Video liên quan