Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ trang 76 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Giải bài tập Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ trang 76 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?


I. Nhận xét

1. Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

  Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong nhũng điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng ngưòi. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đây, ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

Theo  LÊ VÂN

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn văn tìm những cách gọi tên người được nhắc đến trong đoạn văn và xét xem những tên đó chỉ ai?

Trả lời

Đoạn văn có 6 câu. Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.

Những từ ngữ cho biết điều đó là: Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công Tiết chế, Vị chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

 

2. Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây ?

   Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vưong vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

Gợi ý:

Con đọc kĩ cả hai đoạn văn xem sự thay đổi trong cách gọi tên người khiến cho câu văn thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Tuy nội dung hai đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạ ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn - tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đuối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán nặng nề như ở đoạn 2.


II. Luyện tập

1. Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.

Hữu MAI

Gợi ý:

Con đọc thật kĩ và trả lời.

Trả lời:

-  Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ờ câu 1)

-  Từ người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)

-  Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long (câu 1)

-  Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4)

Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.


2. Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ:

Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Vợ An Tiêm bảo An Tiêm :

-   Thế này thì vọ chồng mình chết mất thôi.

An Tiêm lựa lòi an ủi vợ :

-   Còn hai bàn tay, vọ chồng chúng mình còn sống được.

Gợi ý:

Con hãy dùng những cách gọi khác nhau để gọi An Tiêm và vợ An Tiêm.

Trả lời:

(1)  Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng

(2)  Nàng bảo chồng

-    Nàng (câu 2) thay cho vợ An Tiêm (câu 1).

-    chồng (câu 2) thay cho An Tiêm ('câu 1)

(3)  Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.

(4)  An Tiêm lựa lời an ủi vợ

(5) Còn hai bàn tay, vợ chồng mình còn sống được


Bài học bổ sung