Grammar Unit 9 SGK tiếng Anh 8 mới

Ngữ pháp unit 9 tiếng Anh 8 mới ôn tập câu bị động và thì quá khứ đơn


A. CÂU BỊ ĐỘNG (PASSIVE VOICE)

I. Phân biệt câu chủ động - câu bị động

1. Câu chủ động:

- Câu chủ động là câu được sử dụng khi bản thân chủ thể được nhắc đến tự thực hiện hành động.

Ví dụ: Mary did her homework yesterday.

(Mary làm bài tập về nhà ngày hôm qua.)

Ta thấy chủ thể được nhắc đến trong câu này là “Mary” và bản thân chủ thể này có thể tự thực hiện việc “làm bài tập về nhà”. Vây nên ta sử dụng câu chủ động.

- Dạng thức thông thường của câu chủ động: S + V + O

Trong đó: S (subject): chủ ngữ

               V (verb): động từ

              O (object): tân ngữ

- CHÚ Ý: Động từ trong câu sẽ chia theo thì.

Ví dụ: My parents are preparing a lot of delicious cakes.

(Bố mẹ tôi đang chuẩn bị nhiều chiếc bánh ngon.)

Ta thấy chủ thể “bố mẹ tôi” hoàn toàn có thể tự thực hiện việc “chuẩn bị rất nhiều bánh ngon”. Động từ “prepare” chia theo thì hiện tại tiếp diễn.

2. Câu bị động:

- Câu bị động được sử dụng khi bản thân chủ thể không tự thực hiện được hành động, mà có sự tác động ở bên ngoài vào.

Ví dụ: My money was stolen yesterday.

(Tiền của tôi bị trộm mất ngày hôm qua.)

Ta thấy chủ thể là “tiền của tôi” không thể tự “trộm” được mà bị một ai đó “trộm” nên câu này ta cần sử dụng câu bị động.

- Cấu trúc của câu bị động: S + to be + Vp2

Trong đó: be: động từ “to be”

              Vp2: Động từ phân từ hai

- CHÚ Ý: Động từ “to be” sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ.

Ví dụ: The meal has been cooked.

(Bữa ăn vừa mới được nấu xong.)

Ta thấy “bữa ăn” không thể tự thực hiện việc “nấu” nên ta cần sử dụng câu bị động. Động từ “to be” chia thì hiện tại hoàn thành với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít nên có dạng là “has been + cooked (động từ phân từ hai).

II. Câu bị động

1. Cấu trúc biến đổi từ câu chủ động sang câu bị động

Chủ động: S + V + O

Bị động: S +  be + VpII + (by + O)

CHÚ Ý:

- TÂN NGỮ (O) trong câu chủ động làm CHỦ NGỮ trong câu bị động.

- ĐỘNG TỪ (V) trong câu chủ động sẽ chuyển thành “be + VpII”. Trong đó “be” chia theo thì và chia theo chủ ngữ.

- CHỦ NGỮ (S) trong câu chủ động sẽ biến đổi thành tân ngữ và có giới từ “by” đằng trước (by + O).

Ví dụ:

Chủ động: They will sell their house next year. (Năm tới họ sẽ bán nhà của họ.)

Bị động: Their house will be sold by them next year. (Năm tới nhà của họ sẽ được bán.)

2. Dạng bị động ở một số thì của tiếng Anh:

B. THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH (PAST PERFECT)

- Thì quá khứ hoàn thành dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác và cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.

1. Công thức sử dụng thì quá khứ hoàn thành

- Khẳng định: S + had + Ved/P2           

Ví dụ: I had done my homework before last midnight.

(Tôi đã làm xong bài tập về nhà trước nửa đêm qua.)

- Phủ định: S + had + not (hadn’t) + Ved/P2

Ví dụ: He hadn’t eaten before he finished the job.    

(Anh ấy đã không ăn gì trước khi làm xong việc.)

- Nghi vấn: Wh-words + had + S + Ved/P2?

Ví dụ: What had she thought before I asked the question?

(Cô ấy đã nghĩ gì trước khi hỏi câu hỏi này?)

2. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành

- Khi hai hành động cùng xảy ra trong quá khứ, ta dùng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước và quá khứ đơn cho hành động xảy ra sau.

Ví dụ: Lan said she had been chosen as a beauty queen two years before.

(Lan nói rằng trước đó hai năm, cô ta từng được chọn làm hoa hậu.)

- Thì quá khứ hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra và đã hoàn tất trước một thời điểm trong quá khứ, hoặc trước một hành động khác cũng đã kết thúc trong quá khứ.

Ví dụ: We had had lunch when she arrived.

(Khi cô ấy đến chúng tôi đã ăn trưa xong.)

- Hành động xảy ra trong 1 khoảng thời gian trong quá khứ, trước 1 mốc thời gian khác

Ví dụ: I had lived abroad for twenty years when I received the transfer.

(Tôi đã sống ở nước ngoài hai mươi năm khi tôi nhận được sự chuyển đổi công việc mới.)

Jane had studied in England before she did her master's at Harvard.

(Jane đã học ở Anh trước khi học thạc sĩ tại Harvard.)

3. Dấu hiệu nhận biết:

- Từ nhận biết: until then, by the time, prior to that time, before, after, for, as soon as, by, ...

- Trong câu thường có các từ: before, after, when by, by the time, by the end of + time in the past …

Ví dụ:

When I got up this morning, my father had already left.

(Sáng nay khi tôi dậy thì bố tôi đã đi rồi.)

By the time I met you, I had worked in that company for five years.

(Vào thời điểm tôi gặp bạn, tôi đã làm việc trong công ty đó được năm năm.)