Giới thiệu bài thơ Nắng mới
Tác phẩm Nắng Mới bao gồm 3 khổ ngắn, được viết theo phương thức miêu tả kết hợp biểu cảm, thuộc thể thơ thất ngôn
Bài mẫu 1
Tác phẩm Nắng Mới bao gồm 3 khổ ngắn, được viết theo phương thức miêu tả kết hợp biểu cảm, thuộc thể thơ thất ngôn. Nội dung chính của bài thơ là kỉ niệm kí ức của tác giả về người mẹ thân yêu của mình gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết. Lưu Trọng Lư làm bài thơ này hẳn là khi ông đã xa mảnh đất Cao Lao Hạ quê ông! Thế nên mới sinh ra cảnh nhớ cảnh quê, nhớ mẹ, mới phải “mường tượng” những hình ảnh đã xa! Bài thơ này được trích từ tập thơ “Tiếng thu”, xuất bản năm 1939. “Nắng mới” ở đây là một hình ảnh tượng trưng, “nắng mới” tuy vẫn là cái nắng trong một thời điểm cụ thể song nó lại được đặt trong mối tương quan với một khoảng thời gian dài, đối lập với những ngày tháng trước đó.Ngoài ra, bản thân khái niệm “nắng mới” còn gợi ra tính chất chu kỳ: cứ mỗi dịp chuyển mùa hay chuyển thời tiết là một lần nắng mới: Đều đặn và Nhịp nhàng. Nhan đề “Nắng mới” có một hàm nghĩa đặc biệt: nó bao gồm cả ý niệm về không gian lẫn ý niệm về thời gian.
Bài mẫu 2
Nắng mới là một trong những tác phẩm thơ được trích từ tập thơ " Tiếng thu" , là bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên nắng mới và qua đó đã thể hiện lên nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Trong bài thơ thì tác giả đã sử dụng rất nhiều những hình ảnh thơ vô cùng quen thuộc nhưng lại gợi lên chất tình của Lưu Trọng Lư.
Tặng hương hồn thầy mẹ.
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
Lưu Trọng Lư là một người được sinh ra và lớn lên tại tỉnh Quảng Bình, ông lớn lên trong một gia đình xuất thân nho học, từ nhỏ ông học ở trường tỉnh rồi học tại Huế và Hà Nội. Vào năm 1932 thì ông được xem là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào thơ mới. Như vậy thì Lưu Trọng Lư cũng là một trong những nhà thơ đi đầu trong lĩnh vực thơ mới, phá bỏ những quy tắc quy cũ gò bó thì ông chọn theo thơ mới phóng khoáng và tự do hơn. Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam. Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đến năm 1957 thì Lưu Trọng Lư là một hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông mất vào năm 1991 và đến năm 2000 thì ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giới thiệu bài thơ Nắng mới timdapan.com"