Giảm phân I

1. Kì đầu I: Giống như trong nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi và các nhiễm sắc tử (crômatit) vẫn còn dính với nhau tại tâm động.


1. Kì đầu I
Giống như trong nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi và các nhiễm sắc tử (crômatit) vẫn còn dính với nhau tại tâm động. Một NST bao gồm 2 nhiễm sắc tử như vậy được gọi là NST kép.
Bước vào kì đầu I (hình 19.1), các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần dần co xoắn lại.
Tiếp đến, các NST kép trong mỗi cặp NST kép tương đồng dần dần đẩy nhau ra bắt đầu từ tâm động. Trong khi NST tiếp tục co xoắn lại thì thoi phân bào cũng hình thành và một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST. Trong quá trình bắt đôi, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo. Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
Kì đầu I chiếm phần lớn toàn bộ thời gian của quá trình giảm phân. Tùy theo từng loài, kì đầu I có thể kéo dài tới vài ngày thậm chí vài chục năm như ờ người phụ nữ.
2. Kì giữa I
Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
3. Kì sau I
Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào.

Hình 19.1. Các kì của giảm phân I

4. Kì cuối I
Sau khi đi về cực của tế bào. các NST kép dần dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.



Bài học liên quan