Bài 93 : Luyện tập chung

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 7, 8, 9 VBT toán 5 bài 93 : Luyện tập chung với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp :

Diện tích hình tam giác có :

a) Độ dài đáy 10cm, chiều cao 8cm là : ……………………

b) Độ dài đáy 2,2dm, chiều cao 9,3cm là : …………………

c) Độ dài đáy \( \displaystyle {4 \over 5}m\) , chiều cao \( \displaystyle {5 \over 8}m\) là : …………………

Phương pháp giải:

Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. 

Lời giải chi tiết:

a) Diện tích hình tam giác đó là :

                 10 × 8 : 2 = 40 (cm2)

b) Đổi : 2,2dm = 22cm 

Diện tích hình tam giác đó là:

                 22 × 9,3 : 2 = 102,3 (cm2)

c) Diện tích hình tam giác đó là :

                 \( \displaystyle {4 \over 5} \times {5 \over 8}:2 = {1 \over 4}\;(m^2)\) 


Bài 2

Diện tích của hình thang ABCD lớn hơn diện tích của hình tam giác MDC bao nhiêu xăng-ti-mét vuông (xem hình vẽ bên) ?

Phương pháp giải:

- Diện tích hình tam giác =  độ dài đáy × chiều cao : 2.

- Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé) × chiều cao : 2.

- Hiệu hai diện tích = Diện tích hình thang ABCD – Diện tích hình tam giác MDC.

Lời giải chi tiết:

Diện tích tam giác MDC là :

6,8 × 2,5 : 2 = 8,5 (cm2)

Diện tích hình thang ABCD là :

(6,8 + 3,2) × 2,5 : 2 = 12,5 (cm2)

Diện tích hình thang ABCD lớn hơn diện tích của hình tam giác MDC số xăng-ti-mét vuông là :

12,5 – 8,5 = 4 (cm2)

                                  Đáp số : 4cm2.


Bài 3

Khoanh vào chữ đặt dưới hình có diện tích khác với diện tích của ba hình còn lại:

Phương pháp giải:

Tính diện tích các hình theo các công thức bên dưới, sau đó so sánh kết quả với nhau :

- Diện tích hình vuông = cạnh × cạnh.

- Diện tích hình chữ nhật = chiều dài × chiều rộng.

- Diện tích hình tam giác = độ dài đáy × chiều cao : 2.

- Diện tích hình thoi = độ dài đường chéo thứ nhất × độ dài đường chéo thứ hai : 2. 

Lời giải chi tiết:

Diện tích các hình lần lượt là :

Hình A :               4,5 × 4,5 = 20,25 (cm2)

Hình B :               9 × 6,3 = 56,7 (cm2)

Hình C :               9 × 12,6 : 2 = 56,7 (cm2)

Hình D :            13,5 × 8,4 : 2 = 56,7 (cm2)

Do đó, hình có diện tích khác với diện tích của ba hình còn lại là hình A.

Vậy khoanh vào hình A.


Bài 4

Một hình chữ nhật có chiều dài 16m, chiều rộng 10m. Nếu chiều dài tăng thêm 4m thì diện tích của hình chữ nhật sẽ tăng lên bao nhiêu phần trăm ?

Phương pháp giải:

- Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu và hình chữ nhật mới theo công thức :

Diện tích = chiều dài chiều rộng.

- Để tìm tỉ số phần trăm giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ ta tìm thương giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ, sau đó nhân thương tìm được với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải.

- Tìm số phần trăm tăng thêm ta lấy tỉ số phần trăm giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ trừ đi 100%.

Lời giải chi tiết:

Diện tích hình chữ nhật ban đầu là :

16 × 10 = 160 (m2)

Sau khi tăng thêm 4m thì chiều dài của hình chữ nhật mới là :

16 + 4 = 20 (m)

Diện tích của hình chữ nhật mới là :

20 × 10 = 200 (m2)

Tỉ số phần trăm giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ là :

200 : 160 = 1,25 = 125%

Diện tích hình chữ nhật mới tăng lên số phần trăm là :

125% – 100% = 25%

                          Đáp số : 25%.