Bài 23 : Luyện tập

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 31, 32 VBT toán 5 bài 23 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Cứ 1kg giấy vụn thì sản xuất được 25 cuốn vở học sinh. Hỏi có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở học sinh từ 1 tạ giấy vụn, từ 1 tấn giấy vụn?

Phương pháp giải:

- Đổi 1 tấn = 1000kg ; 1 tạ  = 100kg.

- Số cuốn vở sản xuất được từ 1 tạ giấy vụn =  số cuốn vở sản xuất được từ 1kg giấy × 100.

- Số cuốn vở sản xuất được từ 1 tấn giấy vụn = số cuốn vở sản xuất được từ 1kg giấy × 1000.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

1kg            : 25 cuốn vở

1 tạ            : .... cuốn vở ?

1 tấn          : ... cuốn vở ? 

Bài giải

 Đổi 1 tấn = 1000kg ; 1 tạ  = 100kg.

1 tạ giấy vụn thì sản xuất được số cuốn vở là :

              25 × 100 = 2500 (cuốn vở)

1 tấn giấy vụn thì sản xuất được số cuốn vở là :

              25 × 1000 = 25 000 (cuốn vở)

                      Đáp số: a) 2500 cuốn vở ;

                                   b) 25 000 cuốn vở.


Bài 2

Một xe ô tô tải có thể chở được nhiều nhất là 5 tấn, nhưng người ta đã chất lên xe một khối lượng hàng cân nặng 5 tấn 325kg. Hỏi chiếc xe đó đã chở quá tải bao nhiêu ki-lô-gam ?

Phương pháp giải:

- Đổi 5 tấn và 5 tấn 325kg sang đơn vị đo là kg, lưu ý rằng 1 tấn = 1000kg.

- Số ki-lô-gam xe chở quá tải = Khối lượng hàng chất lên xe – Khối lượng hàng nhiều nhất xe chở được

Lời giải chi tiết:

Đổi :  5 tấn = 5000kg  ;    5 tấn 325 kg = 5325kg

Chiếc xe đó đã chở quá tải số ki-lô-gam là:

                  5325 – 5000 = 325 (kg)

                                  Đáp số: 325kg.


Bài 3

Cho hình H tạo bởi hai hình chữ nhật như hình vẽ dưới đây.

Tìm diện tích hình H

Phương pháp giải:

- Tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. 

- Diện tích hình H = Diện tích hình chữ nhật ABCD + Diện tích hình chữ nhật MNPQ.

Lời giải chi tiết:

Vì MNPQ là hình chữ nhật nên MN = PQ = 4cm.

Quan sát hình vẽ ta thấy : DC = DM + MN + NC.

Độ dài cạnh DC là:

                 3 + 4 + 3 = 10 (cm)

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

                10 × 3 = 30 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:

                4 × 6 = 24 (cm2)

Diện tích hình H là:

                30 + 24 = 54 (cm2)

                                  Đáp số: 54cm2.


Bài 4

a) Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 3cm và chiều dài 4cm.

b) Vẽ hình chữ nhật MNPQ có cùng diện tích với hình chữ nhật ABCD nhưng có các kích thước khác với các kích thước của hình chữ nhật ABCD.

Phương pháp giải:

- Học sinh tự vẽ hình chữ nhật có chiều rộng 3cm và chiều dài 4cm.

- Tính diện tích hình chữ nhật ABCD là:  3 × 4 = 12cm2.

- Ta có 12 = 6 x 2 = 12 x 1

- Từ đó em tìm được cách kích thước của hình chữ nhật MNPQ.

Lời giải chi tiết:

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

               3 × 4 = 12 (cm2)

Ta có : 12 = 6 × 2 = 12 × 1

Vì hình chữ nhật MNPQ có cùng diện tích với hình chữ nhật ABCD nhưng khác kích thước ABCD

Nên chiều dài là 6cm và chiều rộng là 2cm hoặc chiều dài là 12cm và chiều rộng là 1cm.