Bài 38 - 39: Sự biến đổi hóa học trang 66

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 Bài 38 - 39: Sự biến đổi hóa học trang 66, 67, 68 VBT Khoa học 5. Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng


Câu 1

Làm các thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 78 SGK và hoàn thành bảng sau:

(Thí nghiệm: - Đốt một tờ giấy và nhận xét sự biến đổi của tờ giấy dưới tác dụng của ngọn lửa.Chưng đường trên ngọn lửa.)

Thí nghiệm

Mô tả hiện tượng

Giải thích hiện tượng

Đốt tờ giấy

   

Chưng đường trên ngọn lửa

   

 

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm

Mô tả hiện tượng

Giải thích hiện tượng

Đốt tờ giấy

Tờ giấy bị cháy thành than.

Tờ giấy đã bị biến thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.

Chưng đường trên ngọn lửa

- Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than.

- Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.

Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không còn giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến thành một chất khác.


Câu 2

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

2.1. Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước?

a. Không có hiện tượng gì.

b. Vôi sống hòa tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.

c. Vôi sống trở nên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự tỏa nhiệt.

2.2. Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì?

a. Sự biến đổi lí học.

b. Sự biến đổi hóa học.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi

2.1

2.2

Đáp án

c

d


Câu 3

Đánh dấu × vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp.

 

Biến đổi lí học

Biến đổi hóa học

Cho vôi sống vào nước

   

Xé giấy thành những mảnh vụn

   

Xi măng trộn với cát

   

Xi măng trộn với cát và nước

   

Đinh mới ⟶ đinh gỉ

   

Thủy tinh ở thể lỏng ⟶ thủy tinh ở thể rắn

   

Lời giải chi tiết:

 

Biến đổi lí học

Biến đổi hóa học

Cho vôi sống vào nước

 

×

Xé giấy thành những mảnh vụn

×

 

Xi măng trộn với cát

×

 

Xi măng trộn với cát và nước

 

×

Đinh mới ⟶ đinh gỉ

 

×

Thủy tinh ở thể lỏng ⟶ thủy tinh ở thể rắn

×

 


Câu 4

Thực hiện trò chơi “Bức thư bí mật” theo hướng dẫn ở trang 80 SGK và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy và để khô.

a) Ta có nhìn thấy chữ không?

b) Muốn đọc “Bức thư bí mật” ta phải làm thế nào?

c) Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học?

Lời giải chi tiết:

a) Ta không nhìn thấy chữ.

b) Muốn đọc bức thư này, người nhận thư phải hơ nóng bức thư.

c) Nhiệt làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học.


Câu 5

Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ nhiệt độ có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: - Ở nhiệt độ cao đường cháy biến thành chất khác;

- Khi đun với đá vôi ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra vôi sống và khí các-bô-níc,…


Câu 6

Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ ánh sáng cũng có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Quần áo màu khi phơi nắng sẽ bị bạc màu.

Xem lại lí thuyết tại đây:

Bài giải tiếp theo
Bài 40: Năng lượng trang 68
Bài 41: Năng lượng mặt trời trang 70
Bài 42 - 43: Sử dụng năng lượng chất đốt trang 71
Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trang 73
Bài 45: Sử dụng năng lượng điện trang 75
Bài 46 - 47: Lắp mạch điện đơn giản trang 77
Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện trang 79
Bài 49 - 50: Ôn tập: Vật chất và năng lượng trang 81
Bài 32: Tơ sợi trang 56