Bài 35: Sự chuyển thể của chất trang 61

Giải câu 1, 2, 3 Bài 35: Sự chuyển thể của chất trang 61, 62 VBT Khoa học 5. Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng


Câu 1

Đánh dấu × vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp.

Tên chất

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Cát trắng

     

Cồn

     

Đường

     

Ô-xi

     

Nhôm

     

Xăng

     

Nước đá

     

Muối

     

Dầu ăn

     

Ni-tơ

     

Hơi nước

     

Nước

     

Lời giải chi tiết:

Tên chất

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

 

Cát trắng

×

     

Cồn

 

×

   

Đường

×

     

Ô-xi

   

×

 

Nhôm

×

     

Xăng

 

×

   

Nước đá

×

     

Muối

×

     

Dầu ăn

 

×

   

Ni-tơ

   

×

 

Hơi nước

   

×

 

Nước

 

×

 

Câu 2

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

2.1. Chất rắn có đặc điểm gì?

a. Không có hình dạng nhất định

b. Có hình dạng nhất định.

c. Có hình dạng của vật chứa nó.

2.2. Chất lỏng có đặc điểm gì?

a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.

c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.

2.3. Khí các-bô-níc, ô-xi, ni-tơ có đặc điểm gì?

a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.

c. Không có hình dạng nhất định, co hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi

2.1

2.2

2.3

Trả lời

b

c

a


Câu 3

Chọn các từ, cụm từ cho trước trong khung để điền vào chỗ trống … trong các câu dưới đây cho phù hợp.

nước, sáp, ni-tơ, thủy tinh, kim loại

a) Ở nhiệt độ cao thích hợp, các chất: ……. sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

b) Khi được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp thì khí ….. sẽ chuyển thành thể lỏng.

c) Trong tự nhiên, ….. có thể tồn tại ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí.

Lời giải chi tiết:

a) Ở nhiệt độ cao thích hợp, các chất: sáp, thủy tinh, kim loại sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

b) Khi được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp thì khí ni-tơ sẽ chuyển thành thể lỏng.

c) Trong tự nhiên, nước có thể tồn tại ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí.

Xem lại lí thuyết tại đây:

Bài giải tiếp theo
Bài 36: Hỗn hợp trang 63
Bài 37: Dung dịch trang 65
Bài 38 - 39: Sự biến đổi hóa học trang 66
Bài 40: Năng lượng trang 68
Bài 41: Năng lượng mặt trời trang 70
Bài 42 - 43: Sử dụng năng lượng chất đốt trang 71
Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trang 73
Bài 45: Sử dụng năng lượng điện trang 75
Bài 46 - 47: Lắp mạch điện đơn giản trang 77
Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện trang 79