Bài 8. Mô tả sóng trang 32, 33, 34, 35, 36 Vật Lí 11 Kết nối tri thức

Trong cuộc sóng hằng ngày, chúng ta thường gặp hay nghe đến nhiều loại sóng như: sóng nước, sóng âm, sóng vô tuyến, sóng biển, sóng địa chấn,... Vậy sóng được hình thành như thế nào và có những đặc điểm gì?


Trong cuộc sóng hằng ngày, chúng ta thường gặp hay nghe đến nhiều loại sóng như: sóng nước, sóng âm, sóng vô tuyến, sóng biển, sóng địa chấn,... Vậy sóng được hình thành như thế nào và có những đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học của những bài trước để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sóng biển được tạo ra dưới tác dụng của gió nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn. Các phân tử nước tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến,

Sóng có những đặc điểm: chiều dài sóng, chu kì sóng, chiều cao sóng, biên độ sóng, độ dốc sóng, năng lượng sóng, vận tốc truyền sóng, ...


Hãy quan sát chuyển động của miếng xốp trong thí nghiệm Hình 8.1 và cho biết miếng xốp có chuyển động ra xa nguồn cùng với sóng không?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Miếng xốp không chuyển động ra xa nguồn cùng với sóng vì các phần tử môi trường chỉ dao động trong một phạm vi không gian rất hẹp, trong khi sóng truyền đi rất xa.


CH

Trong đồ thị của sóng Hình 8.3d, những điểm nào trong các điểm M, N, P trên phương Ox dao động lệch pha \(\frac{\pi }{2}\), ngược pha, đồng pha với nhau?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Điểm N dao động lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) với hai điểm M,P.

Điểm M, P dao động ngược pha nhau.


CH

1. Trên mặt hồ yên lặng, một người làm cho con thuyền dao động tạo ra sóng trên mặt nước. Thuyền thực hiện được 24 dao động trong 40s, mỗi dao động tạo ra một ngọn sóng cao 12 cm so với mặt hồ yên lặng và ngọn sóng tới bờ cách thuyền 10 m sau 5s. Với số liệu này, hãy xác định:

a) Chu kì dao động của thuyền.

b) Tốc độ lan truyền của sóng.

c) Bước sóng.

d) Biên độ sóng

2. Hình 8.4 là đồ thị (u-t) của một sóng âm trên màn hình dao động kí. Biết mỗi cạch của ô vuông theo phương ngang trên hình tương ứng với 1 ms. Tính tần số của sóng

3. Trong thí nghiệm ở Hình 8.1, nếu ta thay đổi tần số dao động của nguồn sóng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

A. Chu kì sóng.

B. Bước sóng.

C. Tần số sóng.

D. Tốc độ truyền sóng

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học và công thức của dao động để trả lời.

Lời giải chi tiết:

1. 

a) Chu kì dao động của thuyền: T = \(\frac{{40}}{{24}}\) ≈ 1,7s

b) Tốc độ lan truyền của sóng: v = \(\frac{{10}}{5}\) = 2 (m/s)

c) Bước sóng: λ = \(\frac{v}{f}\) = vT = 2. \(\frac{{40}}{{24}}\) ≈ 3,3m

d) Biên độ sóng: A = 12 cm

2. 

Từ đồ thị ta thấy: T = 3 ms = 0, 003 s ⇒f = \(\frac{1}{T}\) =\(\frac{1}{{0,003}}\)= \(\frac{{1000}}{3}\) (Hz)

3. 

Đáp án đúng D vì tốc độ truyền sóng chỉ phụ thuộc vào tính chất của môi trường như khối lượng riêng, nhiệt độ, độ đàn hồi của môi trường,... Nên khi thay đổi tần số dao động của nguồn sóng thì tốc độ truyền sóng không thay đổi.


Lí thuyết

Bài giải tiếp theo
Bài 9. Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ trang 37, 38, 39, 40 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 10. Thực hành: Đo tần số của sóng âm trang 41, 42, 43 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 11. Sóng điện từ trang 44, 45, 46, 47 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 12. Giao thoa sóng trang 48, 49, 50, 51 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 13. Sóng dừng trang 52, 53, 54 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 14. Bài tập về sóng trang 55, 56, 57 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 15. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm trang 58, 59 Vật Lí 11 Kết nối tri thức

Video liên quan