Bài 11. Sóng điện từ trang 44, 45, 46, 47 Vật Lí 11 Kết nối tri thức

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hay chiếc máy tính được kết nối với internet, ta có thể trao đổi thông tin với nhau trên khắp toàn cầu. Vậy tại sao thông tin lại có thể lan truyền được trong không gian?


Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hay chiếc máy tính được kết nối với internet, ta có thể trao đổi thông tin với nhau trên khắp toàn cầu. Vậy tại sao thông tin lại có thể lan truyền được trong không gian?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Vì các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính đều sử dụng sóng điện từ mà sóng điện từ có thể lan truyền trong không gian.


CH

Một vệ tinh thông tin (vệ tinh địa tĩnh) chuyển động trên quỹ đạo tròn ngay phía trên xích đạo của Trái Đất, quay cùng hướng và cùng chu kì tự quay của Trái Đất ở độ cao 36 600 km so với đài phát trên mặt đất. Đài phát nằm trên đường thẳng nối vệ tinh và tâm Trái Đất. Coi Trái Đất là một hình cầu có bán kính R = 6 400 km. Vệ tinh nhận sóng truyền hình từ đài phát rồi phát lại tức thời tín hiệu đó về Trái Đất. Biết sóng có bước sóng λ = 0,5 m; tốc độ truyền sóng c = 3.108 m/s. Tính khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến một điểm trên mặt Trái Đất, vẽ hình minh hoạ.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

\(L = \sqrt {{h^2} - {R^2}}  = \sqrt {{{36600}^2} - {{6400}^2}}  \approx 36036,09\)(km)

Khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến một điểm trên mặt Trái Đất là:

\(t = \frac{s}{c} = \frac{{(36600 + 36036,09) \times {{10}^3}}}{{{{3.10}^8}}} \approx 0,242(s)\)


CH

So sánh tần số của ánh sáng đỏ và ánh sáng tím.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \({\lambda _d} > \lambda t \Rightarrow \frac{v}{{{f_d}}} > \frac{v}{{{f_t}}} \Rightarrow {f_d} < {f_t}\)

Vậy tần số của ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.


CH

1. Giải thích tại sao mỗi khi cho phóng hồ quang người thợ hàn cần mặt nạ che mặt (Hình 11.5).

2. Giải thích tại sao Mặt Trời là một nguồn năng lượng khổng lồ phát ra tia tử ngoại mà con người và các sinh vật trên Trái Đất vẫn có thể sinh sống dưới ánh nắng mặt trời được

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin internet để trả lời

Lời giải chi tiết:

1. Vì bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm hỏng giác mạc của mắt và gây unng thư da, do đó thợ hàn phải có mặt nạ chuyên dụng che mắt và mặt lúc thao tác hàn.

2. Ánh sáng Mặt Trời bị hấp thụ một phần trên bầu khí quyển Trái Đất và được cản lại nhờ tầng Ozon, chỉ một phần nhỏ hơn tới được bề mặt Trái Đất, nên con người vẫn có thể sống được dưới ánh Mặt Trời


Bảng 11.1 cho biết phạm vi của bước sóng trong chân không của các dải chính tạo nên thang sóng điện tử.

1. Nêu tên sóng điện từ trong chân không ứng với mỗi bước sóng.

a) 1 km                            b) 3 cm                  c) 5 μm

d) 500 nm                        e) 50 nm                g) 10-12 m

2. Nêu lại sóng điện từ ứng với mỗi tần số sau:

a) 200 kHz

b) 100 MHz

c) 5.1014 Hz

d) 1018 Hz

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bảng để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Loại bức xạ

Phạm vi bước sóng

Phạm vi tần số (Hz)

Sóng vô tuyến

Từ 1 mm đến 100 km

Từ 3000 đến 3.1011 

Sóng vi ba

Từ 1 mm đến 1m

Từ 3.108 đến 3.1011

Tia hồng ngoại

Từ 0,76 μm đến 1mm

Từ 3.1011 đến 3,95.1014

Ánh sáng nhìn thấy

Từ 0,38 μm đến 0,76 μm

Từ 3,95.1014 đến 7,89.1014

Tia tử ngoại

Từ 10 nm đến 400 nm

Từ 7,5.1014 đến 3.1016 

Tia X

Từ 30 pm đến 3 nm

Từ 1.1017 đến 1.1019 

1. 

a) 1 km là sóng vô tuyến

b) 3 cm là sóng vô tuyến, sóng vi ba

c) 5 μm là tia hồng ngoại

d) 500 nm là ánh sáng nhìn thấy

e) 50 nm là tia tử ngoại

g) 10-12 m là tia X

2. 

a) 200 kHz là sóng vô tuyến

b) 100 MHz là sóng vi ba

c) 5.1014 Hz là ánh sáng nhìn thấy

d) 1018 Hz là tia X


Lí thuyết

Bài giải tiếp theo
Bài 12. Giao thoa sóng trang 48, 49, 50, 51 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 13. Sóng dừng trang 52, 53, 54 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 14. Bài tập về sóng trang 55, 56, 57 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 15. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm trang 58, 59 Vật Lí 11 Kết nối tri thức

Video liên quan