Bài 28: Con muỗi

Giải Tự nhiên và Xã hội 1 SGK bài 28 trang 58,59 con muỗi với bài soạn ngắn gọn nhất


Hoạt động 1

Hoạt động liên hệ thực tế và trả lời: Muỗi thường sống ở đâu?

 

Gợi ý: Quan sát bức tranh và em thường thấy muỗi sống ở đâu? Những chỗ rập rạp, ẩm thấp có muỗi không nhỉ?

Trả lời:

Muỗi sống ở những nơi ẩm, thấp, ở những đầm lầy, ao hồ….


Hoạt động 2

Hoạt động  quan sát và trả lời: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của con muỗi.

 

 

Gợi ý: Quan sát bức tranh và chỉ ra các bộ phận của con muỗi.

Trả lời:

Muỗi có những bộ phận là: đầu, thân, chân, cánh, vòi để hút máu.


Hoạt động 3

Hoạt động liên hệ thực tế và trả lời: Nêu tác hại do bị muỗi đốt.

Gợi ý: Khi bị muỗi đốt chúng ta sẽ bị làm sao?

Trả lời:

  Khi muỗi đốt ta sẽ bị mất máu. Muỗi là trung tâm truyền bệnh từ người này sang người khác.  Các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét.



Hoạt động 4

Hoạt động liên hệ thực tế và trả lời: Người ta diệt muỗi bằng những cách nào?

 

Gợi ý: Quan sát bức tranh và liên hệ ngoài đời sống chúng ta diệt muỗi bằng cách nào? Các bạn trong bức tranh đang làm việc gì? Cô công nhân đang làm gì nhỉ?

Trả lời:

Chúng ta diệt muỗi bằng cách:

-  Vệ sinh sạch sẽ nơi ở.

-  Phun thuốc muỗi ở những bụi cây.

-  Sịt thuốc chống muỗi ở những nơi muỗi có thể sinh sản. 


Hoạt động 5

Hoạt động quan sát và trả lời: Khi đi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt?

 

Gợi ý: Quan sát bức tranh và chỉ ra khi đi ngủ chúng ta cần làm gì để tránh muỗi đốt.

Trả lời

Khi đi ngủ em cần mắc màn để tránh bị muỗi đốt. 


Kiến thức cần nhớ

Muỗi có những bộ phận là đầu, thân, chân, cánh, vòi… Muỗi là con vật rất có hại đối với sức khỏe con người.  Để tiêu diệt muỗi, chúng ta cần sạch sẽ, gọn gàng nơi chúng ta ở, phát quang những bụi cây để tránh muỗi sinh nở và trú ngụ. Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn để không bị muỗi đốt.

Bài giải tiếp theo
Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật
Bài 30: Trời nắng, trời mưa
Bài 31: Thực hành: quan sát bầu trời
Bài 32: Gió
Bài 33: Trời nóng, trời rét
Bài 34: Thời tiết
Bài 35: Ôn tập: Tự nhiên