Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 82

Giải trang 82 VBT hoá 9 - Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 28


I. CACBON OXIT (CO)
1.  Tính chất vật lí

CO là chất khí, không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc, ít tan trong nước.

2.  Tính chất hóa học

a) CO là oxit trung tính: ở điều kiện thường không phản ứng với nước, kiềm và axit.

b) CO là chất khử: ở nhiệt độ cao cacbon oxit khử được nhiều ốxit kim loại ở nhiệt độ cao và cháy trong oxi

Phương trình hóa học: CO + CuO (màu đen) \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) CO2 + Cu (màu đỏ)

CO cháy trong oxi, ngọn lửa màu anh, tỏa nhiều nhiệt

Phương trình hóa học: 2CO + O2 \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) 2CO2

3. Ứng dụng:  dùng làm nhiên liệu, chất khử..  .Ngoài ra còn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.

II. CACBON ĐIOXIT (CO2

1. Tính chất vật lí    

CO2 là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy. Nước đá khô (tuyết cacbonic ) là CO2 bị nén và làm lạnh thì hóa rắn dùng bảo quản thực phẩm.

2. Tính chất hóa học: CO2 là một oxit axit.

a) Tác dụng với nước tạo thành axit cacbonic:

Phương trình hóa học: CO2 + H2O  \( \rightleftharpoons\) H2C03

b) Tác dụng với dd bazơ tan tạo thành muối và nước:

Phương trình hóa học: CO2 + 2NaOH -> Na2CO3 + H2O

c)  Tác dụng với oxit bazơ tan tạo thành muối:

Phương trình hóa học: CO2 + CaO -> CaCO3

Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit.

3. ứng dụng: CO2 dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm. CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gas, sản xuất sođa, phân đạm,...

Bài giải tiếp theo
Câu 1 phần bài tập học theo SGK – Trang 83 Vở bài tập hoá 9
Câu 2 phần bài tập học theo SGK – Trang 83 Vở bài tập hoá 9
Câu 3 phần bài tập học theo SGK – Trang 83 Vở bài tập hoá 9
Câu 4 phần bài tập học theo SGK – Trang 84 Vở bài tập hoá 9
Câu 5 phần bài tập học theo SGK – Trang 84 Vở bài tập hoá 9
Câu 1, 2, 3 phần bài tập bổ sung – Trang 84 Vở bài tập hoá 9