Mục I, II - Phần A - Trang 27,28 Vở bài tập Vật lí 9

Giải trang 27,28 VBT vật lí 9 Mục I - Điện trở và dây dẫn, Mục II - Điện trở suất, công thức điện trở (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 9


Đề bài

I - SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN 


C1.

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau.

Kết luận

Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn


Đề bài

II - ĐIỆN TRỞ SUẤT. CÔNG THỨC ĐIỆN TRỞ

1. Điện trở suất:  

Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1

Đơn vị của điện trở suất là \(\Omega.m\) (đọc là "ôm mét")


C2.

Điện trở suất của một đoạn dây dẫn constantan dài 1m và có tiết diện \(1mm^2=10^-6m^2\)

Dây constantan có tiết diện \(S=1m^2\) và chiều dài \(l=1m\) thì có điện trở là \(0,50.10^{-6}Ω\).

Dây dẫn constantan dài 1m và có tiết diện \(S=1mm^2\) và có chiều dài \(l=1m\) thì có điện trở là: \(0,50.10^{-6}.10^{6}= 0,5 Ω\).


C3.

Thực hiện các bước tính như ở bảng 2 để xây dựng công thức tính điện trở R của một đoạn dây dẫn có chiều dài \(l\), tiết diện \(S\) và làm bằng vật liệu có điện trở suất \(\rho\):

BẢNG 2


Kết luận

Điện trở R của dây dẫn được tính bằng công thức: \(R=\rho\dfrac{l}{S}.\) 

Trong đó là: điện trở suất \(\rho\) (Ω.m)

\(l\) là chiều dài dây dẫn (m)

\(S\) là tiết diện dây (\({m^2}\))

Bài giải tiếp theo
Mục III - Phần A - Trang 28,29 Vở bài tập Vật lí 9
Câu 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5 phần bài tập trong SBT – Trang 29 Vở bài tập Vật lí 9
Câu 9.a, 9.b phần bài tập bổ sung – Trang 29,30 Vở bài tập Vật lí 9


Từ khóa