Ôn tập chương 6 trang 98 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo

HRV (Holmes ribgrass virus) và TMV (Tobacco mosaic virus) là hai chủng virus đều gây bệnh khảm thuốc lá nhưng vết thương trên lá khác nhau. Năm 1957, Fraenkel-Conrat đã tiến hành thí nghiệm lai lõi RNA của chủng HRV và protein của chủng TMV tạo thành virus lai. Sau đó, nhiễm virus lai vào cây thuốc lá khỏe mạnh (Hình 1).


1

HRV (Holmes ribgrass virus) và TMV (Tobacco mosaic virus) là hai chủng virus đều gây bệnh khảm thuốc lá nhưng vết thương trên lá khác nhau. Năm 1957, Fraenkel-Conrat đã tiến hành thí nghiệm lai lõi RNA của chủng HRV và protein của chủng TMV tạo thành virus lai. Sau đó, nhiễm virus lai vào cây thuốc lá khỏe mạnh (Hình 1).

a) Dựa vào Hình 1, hãy cho biết tên chủng virus gây bệnh cho lá của cây thuốc lá khỏe mạnh sau khi bị nhiễm virus lai. Vì sao?

b) Nếu virus lai được tạo thành từ RNA của chủng TMV và protein của chủng HRV thì chủng virus gây bệnh sau khi nhiễm virus này vào lá của cây thuốc lá khỏe mạnh là chủng nào?

c) Qua thí nghiệm này, em rút ra kết luận gì?

Lời giải chi tiết:

a) Chủng HRV. Vì lõi RNA là vật chất di truyền của virus chủng HRV, sau khi nhiễm vào tế bào lá của cây thuốc lá, nó sẽ tổng hợp RNA con và protein để tạo thành chủng HRV.

b) Chủng TMV.

c) Vật chất di truyền của virus ở phần lõi chứa các gene quy định phần vỏ của virus.


2

Đến nay, chúng ta nhận biết khoảng hơn 2000 bệnh do virus gây ra ở thực vật, đã gây ra tổn thất lớn cho nền nông nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Khi virus nhiễm vào tế bào thực vật, chúng nhân lên và phát tán rất nhanh qua cầu nối sinh chất xuyên qua vách cellulose ở giũa các tế bào liền kề. Một số protein do hệ gene của virus mã hóa làm giãn nở các cầu sinh chất làm cho virus phát tán nhanh hơn.

a) Hãy cho biết các triệu chứng gây bệnh của virus trên cơ thể thực vật.

b) Hãy nêu các giải pháp giúp giảm thiệt hại do virus gây ra trên thực vật.

Lời giải chi tiết:

a) Các triệu chứng bị nhiễm virus ở thực vật phổ biến là: các vết đốm trắng hoặc nâu ở lá và quả; cây sinh trưởng còi cọc, hoa và rễ bị thối rữa.

b) Hiện nay hầu như chưa tìm ra phương pháp chữa trị triệt để các bệnh do virus gây ra ở thực vật, do đó giải pháp hiệu quả nhất là làm giảm nguy cơ lan truyền bệnh (tiêu diệt các côn trùng gây hại, hạn chế làm tổn thương mô của cây trồng do cắt, tỉa, vun gốc …); chọn tạo giống cây trồng sạch bệnh, kháng bệnh.


3

Sau khi học về virus gây bệnh khảm thuốc lá, bạn A lo lắng rằng ông nội của bạn sẽ bị nhiễm TMV (Tobacco mosaic virus) vì ông là người nghiện thuốc lá. Theo em, TMV có gây bệnh cho người hút thuốc lá không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Mỗi một loại virus đều có khả năng gây bệnh trên một hoặc một nhóm vật chủ xác định. Cũng chính vì vậy, người ta chia virus thành 3 nhóm: virus gây bệnh trên vi sinh vật; virus gây bệnh ở thực vật; virus gây bệnh ở động vật và người.

Lời giải chi tiết:

Không, vì người không phải là vật chủ của TMV, do đó TMV không thể xâm nhập và gây bệnh cho người hút thuốc lá.


4

Hãy trình bày sự khác nhau giữa chủng cúm A H1N1 và H5N1.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc của virus cúm đã được học ở bài virus gây bệnh ở người.

Lời giải chi tiết:

Virus cúm thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 kiểu (A, B, C). Vỏ của virus có 2 loại kháng nguyên làHemaglutinin (H) và Neuraminidase (N). Có khoảng 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Những cách tổ hợp khác nhau giữa 2 loại kháng nguyên này tạo nên các chủng khác nhau của cúm A. Sự kết hợp của H1 và N1 tạo ra chủng H1N1 và sự kết hợp của H5 và N1 tạo chủng H5N1.

Ngoài ra còn có một số chủng khác như H2N2, H3N2 …

Bài giải tiếp theo