Phần câu hỏi bài 9 trang 35, 36 Vở bài tập toán 7 tập 1
Giải phần câu hỏi bài 9 trang 35, 36 VBT toán 7 tập 1. Trong các số dưới đây, số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn: (A) 3/14 ...
Câu 25.
Trong các số dưới đây, số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là
\(\begin{array}{l}(A)\,\,\dfrac{3}{{14}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(B)\,\,\dfrac{5}{6}\\(C)\,\,\dfrac{{ - 4}}{{15}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(D)\,\,\dfrac{5}{8}\end{array}\)
Phương pháp giải:
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}14 = 2.7\\6 = 2.3\\15 = 3.5\\8 = {2^3}\end{array}\)
Ta thấy \(8\) chỉ có ước nguyên tố là \(2\) nên \(\dfrac{5}{8}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
Chọn D.
Câu 26.
Trong các số dưới đây, số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là
\(\begin{array}{l}(A)\,\,\dfrac{{15}}{{42}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(B)\,\,\dfrac{{19}}{4}\\(C)\,\,\dfrac{{14}}{{40}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(D)\,\dfrac{{16}}{{50}}\end{array}\)
Phương pháp:
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Lời giải:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{15}}{{42}} = \dfrac{5}{{14}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{14}}{{40}} = \dfrac{7}{{20}};\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{16}}{{50}} = \dfrac{8}{{25}}\\14 = 2.7\\4 = {2^2}\\20 = {2^2}.5\\25 = {5^2}\end{array}\)
Ta thấy \(14\) có ước nguyên tố \(2\) và \(7\) do đó \(\dfrac{5}{{14}}\) viết được dưới dạng số thập phận vô hạn tuần hoàn.
Hay \(\dfrac{{15}}{{42}}\) viết được dưới dạng số thập phận vô hạn tuần hoàn.
Chọn A.
Câu 27.
Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng.
A. Phân số \(\dfrac{1}{9}\) viết được dưới dạng số thập phân là |
|
\(1)\,\,\dfrac{5}{9}\) |
B. Phân số \(\dfrac{1}{{99}}\) viết được dưới dạng số thập phân là |
\(2)\,\,0,\left( {01} \right)\) |
|
C. Số \(0,(5)\) viết được dưới dạng số phân số tối giản là |
\(3)\,\,0,00(1)\) |
|
D. Số \(0,(7)\) viết được dưới dạng số phân số tối giản là |
\(4)\,\,0,(1)\) |
|
\(5)\,\,\dfrac{7}{9}\) |
Phương pháp:
Viết dạng thập phân của các phân số đã cho trong bảng, sau đó so sánh kết quả ở hai cột với nhau để nối.
Lời giải:
\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{9} = 0,111... = 0,(1)\\\dfrac{1}{{99}} = 0,010101... = 0,(01)\\\dfrac{5}{9} = 0,555... = 0,(5)\\\dfrac{7}{9} = 0,777... = 0,(7)\end{array}\)
Ta nối như sau: A – 4; B – 2; C – 1; D – 5.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phần câu hỏi bài 9 trang 35, 36 Vở bài tập toán 7 tập 1 timdapan.com"