Phần câu hỏi bài 4 trang 18, 19 Vở bài tập toán 7 tập 2

Giải phần câu hỏi bài 4 trang 18, 19 VBT toán 7 tập 2. Điền vào chỗ trống trong các câu sau đây (A) Nếu cho biết dãy giá trị của dấu hiệu thì có thể tính số trung bình cộng của ....


Câu 6.

Điền vào chỗ trống trong các câu sau đây

(A) Nếu cho biết dãy giá trị của dấu hiệu thì có thể tính số trung bình cộng của dấu hiệu bằng cách :

..... tất cả các giá trị của dãy rồi ......... cho số các giá trị.

(B) Nếu có bảng "tần số" thì có thể tính số trung bình cộng theo công thức ............

(C) Số trung bình cộng có thể là ........ cho dấu hiệu khi .....................................

(D) Không nên lấy số trung bình cộng làm ........... cho dấu hiệu khi ....................

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết trung bình cộng.

Cách giải :

(A) Nếu cho biết dãy giá trị của dấu hiệu thì có thể tính số trung bình cộng của dấu hiệu bằng cách :

Tính tổng tất cả các giá trị của dãy rồi chia cho số các giá trị.

(B) Nếu có bảng "tần số" thì có thể tính số trung bình cộng theo công thức 

\(\overline X  = \dfrac{{{x_1}{n_1} + {x_2}{n_2} + ........ + {x_k}{n_k}}}{N}\)

Với \({x_1},{x_2},.....,{x_k}\) là \(k\) giá trị khác nhau của dấu hiệu.

\({n_1},{n_2},......,{n_k}\) là \(k\) tần số tương ứng.

\(N\) là số các giá trị.

(C) Số trung bình cộng có thể là đại diện cho dấu hiệu khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại (không có sự chênh lệch nhau quá lớn).

(D) Không nên lấy số trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu khi các giá trị có sự chênh lệch quá lớn.


Câu 7.

Cho bảng "tần số"

Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng.

\({M_o}\) của dấu hiệu là :

(A) \(5\);                                     (B) \(1\);

(C) \(14\);                                   (D) \(2\).

Phương pháp giải : 

Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Kí hiệu: \({M_o}\).

Cách giải :

Giá trị \(2\) có tần số lớn nhất (\(14\) lần).

Chọn D.