Phần câu hỏi bài 17 trang 56 Vở bài tập toán 6 tập 1
Giải phần câu hỏi bài 17 trang 56 VBT toán 6 tập 1. Điền vào chỗ trống (…): (A) ƯCLN (12,18,6) = …
Câu 39.
Điền vào chỗ trống (…):
(A) \(ƯCLN (12,18,6) = …\)
(B) \(ƯCLN (8,12,15) = …\)
(C) \(ƯCLN (840,150,990) = …\)
(D) \(ƯCLN (a,b,1) = …\)
Phương pháp giải:
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}12 = {2^2}.3\\18 = {2.3^2}\\6 = 2.3\end{array}\)
(A) \(ƯCLN (12,18,16) = 2.3 = 6\)
\(\begin{array}{l}8 = {2^3}\\12 = {2^2}.3\\15 = 3.5\end{array}\)
(B) \(ƯCLN (8,12,15) = 1\)
\(\begin{array}{l}840 = {2^3}.3.5.7\\150 = {2.3.5^2}\\990 = {2.3^2}.5.11\end{array}\)
(C) \(ƯCLN (840,150,990) = 2.3.5 = 30\)
(D) \(ƯCLN (a,b,1) = 1\).
Câu 40.
Điền vào chỗ trống (…):
(A) \(ƯCLN (a,b,c) = 8\)
\(ƯC (a,b,c) = …\)
(B) \(ƯCLN (a,b) = 42\)
\(ƯC (a,b) = …\)
Phương pháp giải:
\(ƯC (a,b)\) là ước của \(ƯCLN (a,b)\).
Lời giải chi tiết:
(A) \(ƯC (a,b,c) = {\rm{\{ }}1;2;4;8\} \)
(B) \(ƯC (a,b) = {\rm{\{ }}1;2;3;6;7;14;21;42\} \)
Câu 41.
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong mỗi khẳng định sau.
(A) Hai số nguyên tố là hai số nguyên tố cùng nhau. \(\square\)
(B) Hai số nguyên tố cùng nhau là hai số nguyên tố. \(\square\)
Phương pháp giải:
Hai số nguyên tố cùng nhau là hai số chỉ có ước chung là \(1\).
Lời giải chi tiết:
A – Đ.
B – S. Ví dụ \(11,12\) là hai số nguyên tố cùng nhau nhưng \(12\) là hợp số.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phần câu hỏi bài 17 trang 56 Vở bài tập toán 6 tập 1 timdapan.com"