Giải mục 1 trang 70, 71 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức

Vẽ xAy = 60°. Lấy điểm B trên tia Ax và điểm C trên tia Ay sao cho: AB = 4 cm, AC = 3 cm. Nối điểm B với điểm C ta được tam giác ABC (H.4.27)


HĐ 1

Vẽ \(\widehat {xAy}\) = 60°. Lấy điểm B trên tia Ax và điểm C trên tia Ay sao cho: AB = 4 cm, AC = 3 cm. Nối điểm B với điểm C ta được tam giác ABC (H.4.27)

Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC của tam giác ABC.

Phương pháp giải:

Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC của tam giác ABC.

Lời giải chi tiết:

Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC ta được: BC=3,6cm.


HĐ 2

Vẽ thêm tam giác A’B’C’ với  \(\widehat {B'A'C'}\)= 60°, A’B’ = 4 cm và A'C'= 3 cm (H.4.28).

Dùng thước thẳng có vạch chia hoặc compa để so sánh độ dài các cạnh tương ứng của hai tam giác ABC và ABC.

- Hai tam giác ABC và ABC có bằng nhau không?

- Độ dài các cạnh AB và AB của hai tam giác em vừa vẽ có bằng các cạnh AB và AB của hai tam giác các bạn khác về không?

- Hai tam giác em vừa vẽ có bằng hai tam giác mà các bạn khác vẽ không?

Phương pháp giải:

Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC của tam giác ABC.

Lời giải chi tiết:

-          Độ dài các cạnh tương ứng của 2 tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau.

-          Hai tam giác ABC và ABC có bằng nhau.

-          Độ dài các cạnh AB và AB của hai tam giác em vừa vẽ có bằng các cạnh AB và AB của hai tam giác các bạn khác vẽ.

-           Hai tam giác em vừa vẽ có bằng hai tam giác mà các bạn khác vẽ.


Câu hỏi

Trong Hình 4.29, hai tam giác nào bằng nhau?

Phương pháp giải:

Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Xét 2 tam giác ABC và MNP có:

AB=MN

\(\widehat {BAC} = \widehat {NMP}\)

AC=MP

Vậy \(\Delta ABC = \Delta MNP\)(c.g.c)


Luyện tập 1

Hai tam giác ABC và MNP trong Hình 431 Có bằng nhau không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Xét tam giác MNP có:

\(\begin{array}{l}\widehat M + \widehat N + \widehat P = {180^o}\\ \Rightarrow \widehat M + {50^o} + {70^o} = {180^o}\\ \Rightarrow \widehat M = {60^o}\end{array}\)

Xét 2 tam giác ABC và MNP có:

AB=MN

\(\widehat {BAC} = \widehat {NMP}\)

AC=MP

Vậy \(\Delta ABC = \Delta MNP\)(c.g.c)


Vận dụng

Cho Hình 4.32, biết \(\widehat {OAB} = \widehat {ODC},OA = OD\) và \(AB = CD\).

Chứng minh rằng:

a) \(AC = DB\);

b) \(\Delta OAC = \Delta ODB\).

Phương pháp giải:

Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:

\(\begin{array}{l}AB = CD\\ \Rightarrow AB + BC = CD + BC\\ \Rightarrow AC = BD\end{array}\)

b) Xét tam giác OAC và ODB có:

AC=BD(cmt)

\(\widehat A = \widehat D\)

OA=OD

\(\Rightarrow \Delta OAC = \Delta ODB\)(c.g.c)

Bài giải tiếp theo
Giải mục 2 trang 72, 73 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải bài 4.12 trang 73 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải bài 4.13 trang 73 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải bài 4.14 trang 73 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải bài 4.15 trang 73 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác SGK Toán 7 - Kết nối tri thức

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa