Giải mục 1 trang 49, 50 Sách giáo khoa Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Nam làm một chiếc hộp hình chóp tứ giác đều như Hình 1a


Câu hỏi 1

Nam làm một chiếc hộp hình chóp tứ giác đều như Hình 1a, sau đó Nam trải các mặt của chiếc hộp với các số đo đã cho như Hình 1b. Hãy cho biết:

a) Hình này có bao nhiêu mặt bên

b) Diện tích của mỗi mặt bên

c) Diện tích của tất cả các mặt bên

d) Diện tích đáy của hình này

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính diện tích các mặt bên (tam giác), đáy (hình vuông)

Lời giải chi tiết:

a) Hình này có 4 mặt bên

b) Diện tích của mỗi mặt bên là: \(4.5:2 = 10\) (\(c{m^2}\))

c) Diện tích của tất cả các mặt bên là: \(10.4 = 40\) (\(c{m^2}\))

d) Diện tích đáy là: \(4.4 = 16\) (\(c{m^2}\))


Thực hành 1

Một tấm bìa (Hình 2) gấp thành hình chóp tam giác đều với các mặt đều là hình tam giác đều. Với số đo trên hình vẽ, hãy tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình này.


Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phẩn của hình chóp tam giác đều.

Lời giải chi tiết:

Diện tích một mặt của hình chóp là: \(10.8,7:2 = 43,5\) (\(c{m^2}\))

Diện tích xung quanh của hình chóp là: \(43,5.3 = 130,5\) (\(c{m^2}\))

Diện tích toàn phần của hình chóp là: \(43,5.4 = 174\) (\(c{m^2}\))

Bài giải tiếp theo
Giải mục 2 trang 50, 51, 52 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải Bài 1 trang 52 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 53 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 3 trang 53 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 4 trang 53 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa