Bài Ôn tập chủ đề 9 trang 133, 134 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Nhỏ dung dịch iodine vào một lát củ sắn (khoai mì) hoặc một lát trái


Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 134 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Hãy giải thích vì sao:

a) Nhỏ dung dịch iodine vào một lát củ sắn (khoai mì) hoặc một lát trái chuối xanh thấy chúng chuyển sang màu xanh tím.

b) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ cơm trắng, thấy có vị ngọt

c) Cho vài giọt giấm ăn vào cốc sữa đậu nành, sau đó đun nhẹ 

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của tinh bột và protein

Lời giải chi tiết:

a) Vì lát sủ sắn (khoai mì) hoặc lát trái chuối xanh có chứa tinh bột. Tinh bột có phản ứng với dung dịch iodine làm chúng chuyển sang màu xanh tím

b) Khi nhai cơm kĩ, xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột bằng xúc tác enzyme tạo glucose nên thấy có vị ngọt

c) Sữa đậu nành chứa nhiều protein, khi đun nóng hoặc làm nóng bằng lò vi sóng, sữa đậu nành bị đông tụ.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 134 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu qua internet, sách, báo,… hãy cho biết “giấy gói kẹo ăn được” làm từ chất liệu gì, giải thích sự tự tan của nó khi ngậm kẹo.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu qua internet, sách, báo,…

Lời giải chi tiết:

“ Giấy gói kẹo ăn được” được là từ bột gạo hoặc bột ngô (tinh bột), nên khi ăn có thể tan được là do phản ứng thủy phân tinh bột bằng enzym trong cơ thể.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 134 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Ô nhiễm môi trường từ rác thải polymer ngày càng trầm trọng, trở thành vấn nạn của thế giới. Để giảm sử dụng vật liệu polymer không phân hủy sinh học, vật liệu giấy đang dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng, thân thiện với môi trường. Theo em, việc sử dụng vật liệu giấy thay cho vật liệu lolymẻ không phân hủy sinh học có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của vật liệu giấy

Lời giải chi tiết:

Vật liệu giấy có khả năng phân hủy nhanh hơn vật liệu polymer giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Bài giải tiếp theo