Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái trang 170, 171, 172 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức

Một hồ nước, một rừng cây, thậm chí một thân cây cũng được coi là môi trường sống của sinh vật. Vậy môi trường sống là gì? Có những loại môi trường sống nào? Những nhân tố nào tạo nên môi trường sống?


CH tr 170

MĐ:

Một hồ nước, một rừng cây, thậm chí một thân cây cũng được coi là môi trường sống của sinh vật. Vậy môi trường sống là gì? Có những loại môi trường sống nào? Những nhân tố nào tạo nên môi trường sống?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về môi trường sống của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

Có 4 loại môi trường sống: môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

Các nhân tố tạo nên môi trường sống là nhân tố vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, xác động thực vật …) và nhân tố hữu sinh (sinh vật).

CH1:

Quan sát câu hỏi trang 170 hình 41.1, em hãy kể tên các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 41.1 và nêu tên các nhân tố tạo nên môi trường sống.

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh: Nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ ẩm, nồng độ O2, nồng độ CO2, châu chấu, con bò, cỏ, con người, …


CH tr 171

CH1:

Em hãy xác định các loại môi trường sống được thể hiện trong hình 41.2.


 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 41.2 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

4 loại môi trường sống lần lượt là: môi trường trong đất, môi trường sinh vật, môi trường trên cạn và môi trường nước.

CH2:

Phân loại các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh ở Hình 41.1 vào nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 41.1 và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Nhân tố vô sinh: ánh sáng, độ ẩm, gió, nhiệt độ, nồng độ O2, nồng độ CO2.

Nhân tố hữu sinh: con người, châu chấu, con bò, cỏ.


CH tr 172

CH1:

Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Con người là nhân tố hữu sinh có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật vì: Con người có tư duy, có lao động để phục vụ cho mục đích của mình.

Thông qua những hoạt động này, con người đã tác động và làm biến đổi rộng rãi, mạnh mẽ môi trường tự nhiên, dẫn đến tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của nhiều loài sinh vật.

 


CH tr 173

 CH1:

1. Ở địa phương, người ta có ý định nhập nội 3 loài cá (A, B, C) về nuôi. Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 15oC đến 30oC. Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhân tố nhiệt độ của mỗi loài cá (Hình 41.4), hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi tại đây và giải thích. 

2. Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 41.4 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1.

Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài cá và nhiệt độ trung bình năm tại địa phương là từ 15 - 30oC, ta nên nhập loài cá B về nuôi vì:

- Loài B có giới hạn về nhiệt độ là từ 5 - 38oC và khoảng thuận lợi là 15 - 30oC nên thích hợp với nhiệt độ trung bình năm ở địa phương này.

- Loài A có giới hạn nhiệt độ là 0 - 14oC; loài C có giới hạn nhiệt độ là 34 - 45oC → không phù hợp với ngưỡng nhiệt độ trung bình năm ở đây nên không thích hợp để nuôi.

2.

Một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải vì: Những loại cây này là những loài cây ưa bóng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp (dưới tán rừng). Khi đem ra trồng nơi trống trải, sự tác động trực tiếp của cường độ ánh sáng cao khiến cho các hoạt động sinh lí của cây bị rối loạn (đặc biệt là hoạt động quang hợp), ảnh hưởng xấu đến năng suất của cây trồng.