B. Hoạt động thực hành - Bài 35 : Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ...
Giải Bài 35 : Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... phần hoạt động thực hành trang 95 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Đặt tính rồi tính :
a) 7,69 × 50 b) 12,6 × 800 c) 82,16 × 40
Phương pháp giải :
a) - Đặt tính.
- Thực hiện phép nhân 7,69 với 5 rồi chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một chữ số.
Thực hiện tương tự với các ý b;c.
Cách giải :
Câu 2
Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mi-li-mét :
a) 10,4dm b) 5,75cm c) 0,856m
Phương pháp giải :
- Nhớ lại kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài : 1m = 1000mm; 1dm= 100mm; 1cm = 10mm.
- Cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ... vừa học và thực hiện phép tính.
Cách giải :
a) 10,4dm = 1040mm (Vì 10,4 × 100 = 1040).
b) 5,75cm = 57,5mm (Vì 5,75 × 10 = 57,5)
c) 0,856m = 856mm (Vì 0,856 × 1000 = 856).
Câu 3
Giải bài toán sau :
Một can nhựa chứa 10l dầu. Biết một lít dầu cân nặng 0,8kg, can rỗng cân nặng 1,3kg. Hỏi can dầu đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
Phương pháp giải :
Tóm tắt
1 lít dầu : 0,8kg
1 can rỗng : 1,3kg
10l dầu và 1 can rỗng : … kg ?
- Tìm khối lượng của 10l dầu.
- Tìm khối lượng của can dầu đó.
Cách giải :
10 lít dầu hỏa nặng số ki-lô-gam là:
0,8 × 10 = 8 (kg)
Cả can dầu hỏa nặng số ki-lô-gam là:
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
Đáp số: 9,3kg.
Câu 4
Giải bài toán sau :
Một người đi xe đạp, trong hai giờ đầu mỗi giờ đi được 10,8km, trong 3 giờ tiếp theo mỗi giờ đi được 9,52km. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu ki-lô-mét ?
Phương pháp giải :
- Tìm quãng đường người đó đi được trong hai giờ đầu.
- Tìm quãng đường người đó đi được trong ba giờ tiếp theo.
- Tính tổng quãng đường người đó đã đi.
Cách giải :
Hai giờ đầu người đó đi được số ki-lô-mét là :
10,8 × 2 = 21,6 (km)
Ba giờ sau người đó đi được số ki-lô-mét là :
9,52 × 3 = 28,56 (km)
Vậy, người đó đi được tất cả số ki-lô-mét là :
21,6 + 28,56 = 50,16 (km)
Đáp số: 50,16km.
Câu 5
Tìm số tự nhiên \(x\), biết: \(2,5 \times x < 7\)
Phương pháp giải :
- Thực hiện phép nhân \(2,5\) với các số tự nhiên từ \(0, 1, 2, ...\)
- So sánh kết quả phép nhân với \(7\) rồi chọn các số thỏa mãn điều kiện bài toán.
Cách giải :
Ta có:
\(2,5 \times 0 = 0 < 7\) (thỏa mãn)
\(2,5 \times 1 = 2,5 < 7\) (thỏa mãn)
\(2,5 \times 2 = 5 < 7\) (thỏa mãn)
\(2,5 \times 3 = 7,5 > 7\) (không thỏa mãn)
Vậy số tự nhiên \(x\) cần tìm đó là: \(x=0\); \(x= 1\) hoặc \(x= 2\).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "B. Hoạt động thực hành - Bài 35 : Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... timdapan.com"