Giải bài 6,7,8,9,10 trang 113 SBT Sinh học 7

Giải bài 6,7,8,9,10 trang 113 Sách bài tập Sinh học 7: Xương cột sống của thỏ có đoạn


Câu 6

Xương cột sống của thỏ có đoạn

A. cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.

B. cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.

C. cổ, ngực, chậu và đuôi

D. cổ, ngực, đuôi.

Phương pháp

Xem lý thuyết Bộ xương thỏ

Lời giải:

Xương cột sống của thỏ có đoạn cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.

Chọn A


Câu 7

Đặc điểm di chuyển của kanguru là

A. di chuyển bằng 4 chi.

B. dùng 2 chi sau để nhảy.

C. chuyền cành bằng 2 chi sau.

D. chuyền cành bằng 2 chi trước.

Phương pháp

Xem lý thuyết Bộ thú túi

Lời giải:

Đặc điểm di chuyển của kanguru là dùng 2 chi sau để nhảy.

Chọn B


Câu 8

Thú túi có đại diện là

A. dơi.                         B. thú mỏ vịt.

C. kanguru.                 D. chuột chũi.

Phương pháp

Xem lý thuyết Bộ thú túi

Lời giải:

Thú túi có đại diện là kanguru.

Chọn C


Câu 9

Bộ răng của thỏ thích nghi với sự gặm nhấm là

A. răng cửa rất lớn, sắc, chìa ra ngoài

B. giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống, răng thường xuyên mọc dài.

C. răng hàm có bề mặt rộng, mặt răng có lớp men ngang, thấp.

D. cả A, B và C.

Phương pháp

Xem lý thuyết Bộ gặm nhấm

Lời giải:

Bộ răng của thỏ thích nghi với sự gặm nhấm là:

+ răng cửa rất lớn, sắc, chìa ra ngoài

+ giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống, răng thường xuyên mọc dài.

+ răng hàm có bề mặt rộng, mặt răng có lớp men ngang, thấp.

Chọn D


Câu 10

Chi của kanguru thể hiện sự thích nghi với đời sống ở đồng cỏ là

A. hai chi trước rất yếu.

B. hai chi sau rất phát triển và di chuyển theo lối nhảy.

C. di chuyển theo lối nhảy và phối hợp cả 4 chi.

D. hai chi trước rất yếu và di chuyển theo lối nhảy.

Phương pháp:

Xem lý thuyết Bộ thú túi

Lời giải:

Chi của kanguru thể hiện sự thích nghi với đời sống ở đồng cỏ là hai chi sau rất phát triển và di chuyển theo lối nhảy.

Chọn B