Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 44 vở thực hành ngữ văn 6
Chọn từ phù hợp để đặt vào chỗ trống trong các câu:
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 44, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Chọn từ phù hợp để đặt vào chỗ trống trong các câu:
Phương pháp giải:
Thử ghép từng từ và chọn từ phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
STT |
CHỌN TỪ PHÙ HỢP CHO CÂU |
1 |
a. Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. (phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác) |
2 |
b. Trên đời, không ai hoàn hảo cả. (hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh) |
3 |
c. Đi đường phải luôn luôn quan sát để tránh xảy ra tai nạn. (nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng) |
4 |
d) Ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ. (sức lực, tiềm lực, nỗ lực.) |
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 45, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
So sánh nghĩa của câu khi thay đổi cấu trúc:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu thay đổi xem có gì khác về mặt ý nghĩa và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a.
- Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.
=> Nhấn mạnh thắc mắc của người viết không hiểu vì sao cậu bạn mình lại làm việc như vậy.
- Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi, tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.
=> Nhấn mạnh suy đoán của người viết về cậu bạn của mình về việc cậu có gì đó muốn nhắn nhủ.
b.
- Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là căn bệnh” hết cách chữa.
=> Nhấn mạnh cách nhìn nhận của người viết, đây không phải là điều nghiêm trọng.
- Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.
=> Nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của sự vật được nói đến trong câu.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 44 vở thực hành ngữ văn 6 timdapan.com"