Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 40 vở thực hành ngữ văn 6
Hãy điền các thông tin vào bẳng sau:
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 40, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Hãy điền các thông tin vào bẳng sau:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu đã cho, tìm trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ đó.
Lời giải chi tiết:
STT |
Câu |
Vị trí của trạng ngữ |
Chức năng của trạng ngữ |
1 |
Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. |
“Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ” → Đầu câu |
Trạng ngữ chỉ thời gian. |
2 |
Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. |
“Giờ đây” → Đầu câu |
Trạng ngữ chỉ thời gian. |
3 |
Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. |
“Dù có ý định tốt đẹp” → Đầu câu |
Trạng ngữ chỉ điều kiện. |
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 41, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và câu đã lược bỏ trạng ngữ:
Phương pháp giải:
Xác định trạng ngữ, sau đó lược bỏ nó đi và so sánh câu có trạng ngữ và câu không có trạng ngữ.
Lời giải chi tiết:
STT |
Câu có trạng ngữ |
Câu lược bỏ trạng ngữ |
Sự khác nhau về nội dung |
1 |
Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”. |
Mẹ còn nói: “Người ta cười chết”. |
Trạng ngữ chỉ thời gian. |
2 |
Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. |
Mọi người giống nhau nhiều điều lắm |
Trạng ngữ chỉ thời gian. |
3 |
Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. |
Tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. |
Trạng ngữ chỉ điều kiện. |
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 41, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Thêm trạng ngữ cho các câu:
Phương pháp giải:
Thêm trạng ngữ cho phù hợp với nội dung các câu.
Lời giải chi tiết:
STT |
Câu có trạng ngữ |
Thêm trạng ngữ cho câu |
1 |
Hoa đã bắt đầu nở. |
Mùa xuân đến, hoa đã bắt đầu nở. |
2 |
Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. |
Chủ nhật, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. |
3 |
Mẹ rất lo lắng cho tôi. |
Trời đã tối nên mẹ rất lo lắng cho tôi. |
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 42, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
a. Trong ba cách giải thích thành ngữ chung sức chung lòng:
- đoàn kết, nhất trí
- quyết tâm cao độ
- giúp đỡ lẫn nhau
cách giải thích đúng là …………………
b. Trong ba cách giải thích thành ngữ mười phân vẹn mười:
- tài giỏi
- vẹn toàn, không có khiếm khuyết
- đầy đủ, toàn diện
cách giải thích đúng là ………………….
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu đã cho, chú ý phần in đậm và chọn lời giải em thấy phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
=> Chung sức chung lòng có nghĩa là: đoàn kết.
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
=> Mười phân vẹn mười có nghĩa là: Toàn vẹn, không có khiếm khuyết.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 42, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Nghĩa của thành ngữ trong các câu sau:
Phương pháp giải:
Đọc cả câu và nêu ý nghĩa của các thành ngữ in đậm.
Lời giải chi tiết:
STT |
Câu |
Thành ngữ |
Nghĩa của thành ngữ |
1 |
Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị . |
thua em kém chị |
thua kém mọi người nói chung. |
2 |
Nhớ các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. |
mỗi người một vẻ |
mỗi người có những điểm riêng, khác biệt, không ai giống ai. |
3 |
Người ta thường nói học trò “ nghịch như quỷ ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! |
nghịch như quỷ |
vô cùng nghịch ngợm, nghịch một cách tai quái, quá mức bình thường. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 40 vở thực hành ngữ văn 6 timdapan.com"