Giải bài tập Hai loại khác biệt trang 43 vở thực hành ngữ văn 6

Mục đích của việc kể loại câu chuyện ở văn bản:


Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 43, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Mục đích của việc kể loại câu chuyện ở văn bản:

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, em suy nghĩ, lựa chọn ý kiến mình đồng ý và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, điều quan trọng hơn là bài học rút ra từ câu chuyện. 

- Vì tác giả - người trong cuộc và dù không có câu chuyện này thì cũng có rất nhiều câu chuyện khác cho bản thân người kể rút ra kinh nghiệm. Việc "tạm gọi bạn ấy là J" cũng phản ánh việc câu chuyện kể về ai không quan trọng mà quan trọng hơn cả là bài học rút ra.


Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 43, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Cách thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J là hoàn toàn khác nhau, cụ thể là:

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung, lọc ra các tình tiết về các bạn học sinh và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau:

+ Những bạn học sinh khác cố chọn trang phục nổi bật, làm ra những hành động hơi bất thường: hát như trẻ con, đầu tóc kì quái, tham gia vào những hành động ngu ngốc.

+ J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.


Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 43, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Lí do để người viết cho rằng sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp là “vô nghĩa”:

Phương pháp giải:

Suy nghĩ về những khác biệt xung quanh em (các bạn trong lớp, trường, cùng xóm làng để trả lời câu hỏi).

Lời giải chi tiết:

- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa bởi vì đây là cách khác biệt dễ dàng, không tốn tâm sức.

- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần rèn luyện đạo đức, trí tuệ để bản thân ngày càng ưu tú, hoàn thiện


Bài tập 4

Bài tập 4 (trang 43, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Sở dĩ số đông các bạn trong lớp thể hiện sự khác biệt vô nghĩa là:

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì.


Bài tập 5

Bài tập 5 (trang 43, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Sự khác biệt mà J thể hiện được xem là “có ý nghĩa” bởi:

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung, lọc ra các tình tiết về J và trả lời.

Lời giải chi tiết:

J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.


Bài tập 6

Bài tập 6 (trang 43, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất sau đấy:

Phương pháp giải:

Suy nghĩ về những khác biệt xung quanh em (các bạn trong lớp, trường, cùng xóm làng để trả lời câu hỏi).

Lời giải chi tiết:

Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần rèn luyện đạo đức, trí tuệ để bản thân ngày càng ưu tú, hoàn thiện.


Bài tập 7

Bài tập 7 (trang 43, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Bài học mà em rút ra được từ văn bản Hai loại khác biệt:

Phương pháp giải:

Thử suy nghĩ đối với các lứa tuổi khác, trẻ nhỏ hơn hoặc người lớn, người trung niên, người cao tuổi có cần bài học mà văn bản này đề cập hay không.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này không phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn mang giá trị với mọi lứa tuổi.

- Vì sự khác biệt là điều rất cần trong mỗi người. Nếu chúng ta luôn chung một màu thì cuộc sống sẽ nhàm chán, vô nghĩa.


Bài tập 8

Bài tập 8 (trang 44, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và sử dụng câu mở đoạn đã cho sẵn

Lời giải chi tiết:

    Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu!