Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 24 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2

a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ trên: Tác dụng:


Câu 1

Bài tập 1 (trang 24, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ trên:

Tác dụng:

b. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ trên:

Tác dụng:

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ để chỉ ra và phân tích tác dụng.

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ:

- Điệp từ: “súng”, “đầu” , “bên”

→ Tác dụng tạo âm thanh chắc khỏe và nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ

- Hoán dụ: súng, đầu.

→ Súng đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí đến từ việc chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.

b. Biện pháp tu từ:

- Hình ảnh hoán dụ: giếng nước gốc đa => chỉ quê hương làng xóm và những người thân thuộc sống tại quê hương.

- Nhân hóa: “nhớ”

→ Tác dụng: Gợi về quê hương và hậu phương của người lính, cũng là nỗi nhớ mà người lính dành cho quê hương. Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như vậy.


Câu 2

Bài tập 2 (trang 25, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ là…

Có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa đó được không? Lí do

Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức về từ đồng nghĩa để xét có thể thay từ đôi bằng từ đồng nghĩa hay không.

Lời giải chi tiết:

Từ đồng nghĩa với từ “đôi”: hai, cặp,...

→ Không thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa khác vì trong văn cảnh này, chỉ có từ “đôi” mới thể hiện rõ tình cảm keo sơn gắn bó giữa những người đồng chí, đồng đội.


Câu 3

Bài tập 3 (trang 25, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Quê hương anh nước mặt đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

(Chính Hữu, Đồng chí)

a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên.

b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị gì đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức về nghĩa của từ in đậm để xác định nghĩa và giá trị của nét chung từ đó liên tưởng đến thành ngữ.

Lời giải chi tiết:

a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chua  đất cày lên sỏi đá: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.

b. Nét chung về nghĩa đó góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành sự sẻ chia, đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp nhau tại chiến trường.

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.


Câu 4

Bài tập 4 (trang 26, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức về từ láy để nêu tác dụng trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ lung lay là từ láy.

→ Tác dụng của việc sử dụng từ láy lung lay: thể hiện sự trống trải và khó khăn của một gia đình thiếu vắng đi trụ cột.