Giải bài tập Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng trang 50 vở thực hành ngữ văn 8

Luận đề của văn bản. Các luận điểm triển khai luận đề.


Câu 1

Bài tập 1 (trang 50, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Luận đề của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra luận đề của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết nắng mới trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.


Câu 2

Bài tập 2 (trang 51, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Các luận điểm triển khai luận đề.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra cách triển khai luận đề.

Lời giải chi tiết:

- Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

- Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.

- Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.


Câu 3

Bài tập 3 (trang 51, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Cách nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm.

Lời giải chi tiết:

- Bài chia làm các luận điểm cụ thể, lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ giúp người đọc dễ dàng theo dõi.

- Ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích cúng nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi bài luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.

- Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.


Câu 4

Bài tập 4 (trang 51, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn "Ai từng ở ...ngoài nội". Ở đoạn trích đã phân tích chi tiết khổ thơ "Mỗi lần...những ngày không" làm nổi bật được cái tĩnh lặng của làng quê vào buổi trưa, cái nhịp điệu nhẹ nhàng qua việc phân tích từ ngữ, giọng điệu thơ. Đoạn văn này cũng có sự so sánh, mở rộng với các tác phẩm khác giúp bài phân tích trở nên sinh động, thú vị hơn.