Giải bài tập Bài 3 trang 8 SGK GDCD lớp 6

Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm: Tiêu xài hoang phí tiền bạc của cha mẹ, tiền bạc của Nhà nước, tham ô, tham nhũng...


 a) Hãy đánh dấu X vào các ô trống tương ứng với thành ngữ, da dao, tục ngữ nói về tiết kiệm

a) Năng nhặt, chặt bị.

 

b) Cơm thừa, gạo thiếu.

 

c) Góp gió thành bão.

 

d) Của bền tại người.

 

e) Vung tay quá trán.

 

g) Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

 

h) Ăn phải dành, có phải kiệm.

 

i) Tích tiểu thành đại.

 

k) Ăn chắc mặc bền.

 

Trả lời:

Đánh dấu X vào các câu: a, c, d, h, i, k

b) Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào ?

Trả lời:

- Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm đó là: Phung phí, lãng phí. Ví dụ: 

   + Tiêu xài hoang phí tiền bạc của cha mẹ, tiền bạc của Nhà nước

    + Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước

    + Tham ô, tham nhũng

    + Không tiết kiệm thời gian, la cà các hàng quán, bớt xén thời gian làm việc tư,..

    + Hoang phí sức khỏe vào những cuộc vui vô bổ

- Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống đó chính là:

     + Lãng phí sức lao động của bản thân, gia đình và xã hội

     + Kẻ thừa người thiếu

     + Sâu xa hơn là nguyên nhân dẫn đến đất nước chậm phát triển

     + Các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng

c) Sắp đến ngày ôn thi học kì, em dự định sắp xếp thời gian trong ngày như thế nào cho hợp lí và có nhiều thời gian dành cho ôn tập ?

Trả lời:

Ví dụ:

+ Sáng 6 giờ sáng dậy, tập thể dục 30 phút.

+ Vệ sinh cá nhân, ăn sáng 30 phút

+ 7 giờ 30 phút bắt đầu học bài

+ 10 giờ 30 phút, nghỉ học bài phụ mẹ làm bữa trưa

+ 11h trưa đến 13 giờ 30 chiều ăn trưa và nghỉ ngơi

+ 13 giờ 30 học bài đến 17 giờ

+ 17 giờ chạy bộ 30 phút về tắm giặt ăn uống nghỉ ngơi.

+ 20 giờ vào bàn học bài đến 22 giờ 30 phút đi ngủ.

Bài giải tiếp theo